ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh

ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết, nhà trường sẽ xác định lại tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển theo học bạ, sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển theo học bạ của 3 năm học THPT sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn. Nhà trường cũng ưu tiên cho đối tượng xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh mà trường đã công bố trước đó. Cụ thể, ưu tiên xét tuyển thẳng đối với các HS đạt giải thi HS giỏi quốc gia hoặc cấp tỉnh/TP, HS giỏi 3 năm liền…

Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) sẽ không có nhiều thay đổi trong phương án tuyển sinh. PGS.TS Lê Văn Huy – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để đảm bảo chất lượng đầu vào đồng thời không gây nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh, trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng chỉ bỏ đi phương án xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trường cũng không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THTP quốc gia. Ngoài ra, các phương án xét tuyển bằng học bạ và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên”. 

Các tổ hợp xét tuyển của trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng sẽ dựa vào kết quả học tập 3 năm THPT môn đó của thí sinh. Trường ĐH Kinh tế cũng ưu tiên xét tuyển thẳng như đề án tuyển sinh đã công bố trước đó.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh đề xuất, nên chăng, Cục khảo thí có thể cung cấp đề thi và gợi ý một ngày cụ thể để các trường có thể tổ chức thi theo cụm trường. “Công tác tổ chức thi, chấm thi… đều sẽ do các trường thực hiện. Với cách thức này, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi để tham gia xét tuyển ở các trường khác trong cùng nhóm nếu không đỗ vào trường mà mình đăng ký dự thi”.

Theo phân tích của PGS.TS Đoàn Quang Vinh, việc Cục khảo thí cung cấp đề cho những trường có nhu cầu sẽ có rất nhiều thuận lợi, vừa đảm bảo tính bảo mật. Các trường cũng tiết kiệm được kinh phí cũng như nhân lực cho việc tổ chức ra đề thi. Hơn nữa, trong một thời gian ngắn, các trường cũng sẽ rất cập rập nếu tự xây dựng đề thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nguồn sử liệu ghi nhận Phan Sĩ Thục là quan thanh liêm, đến lúc mất gia đình cũng không đủ mua đồ khâm liệm. Ảnh minh hoạ: IT

Tiến sĩ Phan Sĩ Thục: Quan thanh liêm, giữ trọn tiết tháo

GD&TĐ - Với quan niệm làm quan nên được dân yêu chứ không phải để dân sợ, làm quan phải thanh liêm không thẹn cái tiếng khoa bảng, Tiến sĩ Phan Sĩ Thục đã sống một đời sáng tỏ đạo đức nhà nho - nhà giáo dục mẫu mực.

Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh vụ thử bom nguyên tử tại sa mạc Nevada.

'Hoa hậu bom nguyên tử' là ai?

GD&TĐ - Bảo tàng Nguyên tử ở Mỹ cuối cùng đã công bố danh tính người mẫu trong bức ảnh nổi tiếng 'Hoa hậu bom nguyên tử' được chụp năm 1957.

Những trang sách được trình bày hấp dẫn. Ảnh: Tấn Quyết

Từ trang sách: Vi vu vườn nhà

GD&TĐ - Với tác phẩm 'Chuyến du xuân trong vườn nhà', độc giả sẽ dễ dàng nhận thấy khu vườn nhà không chỉ gồm các loài thực vật, hay một số loài chim...