ĐH, CĐ ngoài công lập Trung Quốc: Lo chuyện tồn vong

ĐH, CĐ ngoài công lập Trung Quốc: Lo chuyện tồn vong

(GD&TĐ) - Từng góp sức quan trọng cho chiến lược đào tạo nhân lực theo bề rộng của chính phủ Trung Quốc, sau hơn một thập kỉ phát triển nóng, các trường đại học ngoài công lập bắt đầu đối mặt với khó khăn tuyển sinh, nhiều trường sụt giảm nghiêm trọng số lượng sinh viên và đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Trường Cao đẳng nghề Fei Yang Thanh Đảo có năng lực đào tạo hơn 3.000 sinh viên cho năm học 2012 - 2013 nhưng chỉ có thể tuyển được 300 sinh viên mới đầu năm học này. Trường này trước đây đã phát triển rất nhanh để trở thành một trong những trường ngoài công lập có tiếng nhất tại tỉnh Sơn Đông. Hiệu trưởng Zhang Bingeng không giấu diếm rằng nhiều ngành học có thể phải đóng cửa vì không có sinh viên.

ĐH, CĐ ngoài công lập Trung Quốc: Lo chuyện tồn vong ảnh 1
Nguồn tuyển sinh giảm là khó khăn lớn nhất của các trường ĐH ngoài công lập Trung Quốc

Giảm số lượng tuyển sinh đã trở thành phổ biến với các trường cao đẳng ngoài công lập TQ, còn được gọi là “minban” hay “trường cao đẳng nhân dân”. Nguyên do đầu tiên là số lượng thí sinh dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quốc gia (gaokao) đã giảm xuống. Số thí sinh dự thi giảm từ 10,15 triệu năm 2008 xuống 9,15 triệu năm 2012, theo thống kê chính thức – giảm khoảng 10% đúng vào giai đoạn phát triển nóng khu vực giáo dục đại học ngoài công lập. Trong năm 2011 có khoảng 30 triệu sinh viên được tuyển vào cơ sở ĐH, CĐ ngoài công lập so với chỉ 14.000 sinh viên năm 1997.

“Minban” mọc lên nhanh chóng nhờ sự khuyến khích của chính phủ, đáp ứng nhu cầu đào tạo mà trường đại học công lập không thể đáp ứng đủ. Tuy nhiên giờ đây sự phát triển đó đã chững lại và thậm chí thụt lùi.

“Miếng bánh” số lượng sinh viên tuyển hàng năm giảm trong khi trường công lập lại chạy đua tăng năng lực tuyển sinh là cú đánh mạnh thứ hai vào trường ngoài công lập Ngoài ra, “minban” còn phải “chống đỡ” với các trường nước ngoài “bạo vì tiền”.

Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo đại học từ Australia, Mỹ và Anh đang đổ xô tới Trung Quốc với sự mời gọi nhiệt thành từ cấp trung ương tới địa phương.

Trường nhánh của Đại học Nottingham ở Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang) ghi nhận số tuyển sinh tăng nhanh và đã mở rộng chuyên ngành đào tạo, trong đó có Luật, trong năm nay.

Chính phủ Trung Quốc nói rằng muốn giáo dục đại học ngoài công lập chiếm 40% lượng tuyển sinh vào năm 2020, so với khoảng 27% hiện nay. Tuy nhiên kế hoạch của chính phủ muốn “đa dạng hóa loại hình đào tạo, đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế”. Như vậy “minban” sẽ phải tranh đua quyết liệt hơn trong tương lai cho sự tồn vong của mình.

Giảm dân số cơ học có thể cũng tạo thêm sức ép tới các trường ngoài công lập. Số học sinh tốt nghiệp THPT năm 2009 khoảng 25 triệu, dự kiến giảm còn khoảng 19 triệu trong thập kỉ tới.

Bảo Chi  (Tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ