Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn.
Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.

Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương.

Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng Minh Mạng ở Huế.

Hai bên các bậc đá lên xuống đều có đôi rồng chầu uy nghi như các cung điện trong kinh thành Huế.

Họa tiết rồng còn được trang trí ở bốn góc của đỉnh mái ngói và nhiều chi tiết nhỏ trong đền.

Ba tầng mái của đền đều lợp ngói lưu ly, có họa tiết tinh xảo.

Hai bên lối vào đặt chiếc đỉnh mang phong cách cửu đỉnh nhà Nguyễn, có tuổi đời hơn 50 năm.

Hàng lang của đền rộng rãi, có hệ thống mái, kèo cột, cánh cửa mang phong cách xưa.

Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng.

Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 cm, tượng trưng cho 12 Can Chi của văn hóa Á Đông.

Các kết cấu, họa tiết bên trong đền chạm khắc các hình: hạc, lân, quy, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son theo kiến trúc cung đình.

Trong đền còn trưng bày mô hình hai trống đồng có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm.

Mỗi tuần, đền mở cửa miễn phí cho khách đến thăm từ thứ 3 đến ngày chủ nhật. Ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, ở đây đều tổ chức lễ dâng hương.

Theo Vnexpress
Vở 'Kiều' của Nhà hát Cải lương Hà Nội được phục dựng theo đúng bản diễn năm 1993 của NSND Ngọc Dư. Ảnh: Hoàng Anh.

'Gặp' nàng Kiều 30 năm trước

GD&TĐ - Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại 'trung thành' với bản diễn 30 năm trước.
Ảnh minh họa.

Thời xưa chữa cháy thế nào?

GD&TĐ - Trị lụt, cứu hỏa là những việc cần kíp, liên quan đến tính mạng nhân dân nên thời xưa, vua cũng đích thân chỉ đạo.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!