Đến sáng 18/6, cả nước còn hơn 1,1 triệu F0 đang điều trị, chỉ có 42 F0 nặng

GD&TĐ - Theo Bộ Y tế đến nay đã có gần 9,6 triệu F0 ở nước ta khỏi bệnh; hiện còn hơn 1,1 triệu F0 đang theo dõi, điều trị; trong đó chỉ có 42 ca nặng; Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch,...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Y tế, ngày 17/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 723 ca nhiễm mới trong nước (giảm 51 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 624 ca trong cộng đồng).

Trong đó, Hà Nội vẫn ghi nhận ca mắc mới nhiều nhất; 45 tỉnh, thành còn lại ghi nhận từ 1-50 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 1 nửa các tỉnh, thành chỉ ghi nhận dưới 10 ca/ ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 730 ca/ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.736.408 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.395 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.728.642 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.660), TP. Hồ Chí Minh (609.775), Nghệ An (485.217), Bắc Giang (387.662), Bình Dương (383.794).

Tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.591.486 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.101.839 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 38; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 1; Không xâm lấn: 1; Xâm lấn: 2. Số ca nặng này chỉ bằng khoảng 1/100-1/120 ca nặng của giai đoạn cao điểm về dịch ở nước ta.

Mới đây, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế vừa phân bổ thêm hơn 2,6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Như vậy với việc phân bổ lần này, tổng cộng đã có hơn 9,66 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 được phân bổ để phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ở nước ta.

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng khoảng 16,5 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 Pfizer và Moderna từ nguồn viện trợ của Chính phủ Úc và Chính phủ Hà Lan để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Việt Nam sử dụng hai loại vắc xin phòng Covid-19: Moderna và Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, trong đó vắc xin Moderna được dùng để tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi, vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi từ ngày 14/4. Theo đó, gần 200 trẻ trong độ tuổi này đang theo học tại Trường THCS Trần Quốc Toản - TP Hạ Long trở thành những trẻ đầu tiên được tiêm chủng. 

Đến ngày 13/6, sau 2 tháng triển khai tiêm chủng, thống kê của Bộ Y tế cho thấy cả nước mới tiêm được  5.308.222 liều, trong đó mũi 1 là 4.648.875 liều; Mũi 2 là 659.347 liều.

Về tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố, có 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 50%; 29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 30-50%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%; Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.

Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. 

Do đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế liên tục có văn bản đôn đốc, "thúc" các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm, khẩn trương tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hoàn thành tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong Quý II năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12, tuy nhiên do khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 nên theo hướng dẫn đến tháng 7-8/2021 mới có thể tiêm vắc xin; 8,2 triệu trẻ còn lại tiêm theo hướng dẫn từ giữa tháng 4/2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.