Ông Phạm Quốc Khánh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) viện dẫn số liệu của Tổng cục du lịch tại Lễ ký kết giữa Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) với Trung tâm Xuất sắc Quốc tế về giáo dục Du lịch và Khách sạn (Australia - THE ICE) – sáng 17/1.
Ông Khánh cho hay, ngày 14/1/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 78/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình "Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030.
Trong đó, có nhiệm vụ trọng tâm là phát triển năng lực của các tổ chức kiểm định, ưu tiên các hợp tác quốc tế trong việc nâng cao năng lực cũng như công nhận năng lực của các tổ chức kiểm định.
Về bức tranh đào tạo du lịch và khách sạn, ông Khánh cho biết, đây là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ. Do đó, cần có cơ chế để đảm bảo nhu cầu chất lượng cao cho lĩnh vực này.
Ông Phạm Quốc Khánh chia sẻ tại Lễ ký kết giữa Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) với Trung tâm Xuất sắc Quốc tế về giáo dục Du lịch và Khách sạn (Australia) – sáng 17/1. |
Theo ông Khánh, ngành du lịch, khách sạn được phép sử dụng cơ chế đặc thù, tức là có nhiều kết hợp trong đào tạo cho sinh viên. Tính đến năm 2022, có 60 ngành đào tạo về khách sạn tại 47 trường, 34 ngành đào tạo du lịch tại 26 trường và 117 ngành về quản trị du lịch được đào tạo tại 86 cơ sở đào tạo.
Hiện nay, số cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành du lịch, khách sạn và ngành đào tạo ngành du lịch, khách sạn rất lớn. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong đào tạo lĩnh vực này là vấn đề về chất lượng. Do vậy, ông Khánh kỳ vọng có sự hợp tác về quản lý chất lượng trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệp hội và các trường đào tạo cần đặc biệt quan tâm yêu cầu chỉ đạo của phó Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng giáo dục.