Đến năm 2020, điện than chiếm 50% tổng sản lượng điện

Ngày 3/3, tại TPHCM, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo công nghệ nhiệt điện than và môi trường. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Năng lượng (Bộ Công Thương) Phương Hoàng Kim, các nguồn năng lượng thủy điện đã khai thác hết, việc phát triển nhiệt điện than trong bối cảnh Việt Nam đã dừng điện hạt nhân là xu hướng tất yếu.

Đến năm 2020, điện than chiếm 50% tổng sản lượng điện
Den nam 2020, dien than chiem 50% tong san luong dien - Anh 1

Theo quy hoạch, đến năm 2020, nhiệt điện than chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện cả nước. Một số cụm nhiệt điện than đang xây dựng như cụm Vĩnh Tân (Bình Thuận), gồm nhà máy Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 4 (mở rộng) đang xây dựng.

Vĩnh Tân 3 là nhà máy điện đầu tư theo phương thức BOT. Riêng khu vực ĐBSCL có nhà máy Sông Hậu 1, Long Phú 1, Long Phú 3, Long Phú 2,… sẽ đưa vào vận hành từ năm 2020.

PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam cho biết sau thủy điện, nhiệt điện than cho giá thành thấp nhất (tương đương 7 cent/KWh). Đặc biệt, suất đầu tư của nhiệt điện than tương đương 1.500 USD/kWh, thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân.

Nhiệt điện than còn có ưu thế như có thể huy động công suất lớn, không lệ thuộc địa điểm như thủy điện, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 3 năm).

Nhược điểm lớn nhất của điện than là sử dụng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện) và là nguồn phát thải lớn chất thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn và khí.

Chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém. Nhiệt điện than chiếm nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng nhà máy điện, bãi chứa tro xỉ, nhu cầu sử dụng nước làm mát rất lớn…

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ