Đến lượt Phần Lan "thất vọng" vì đồ bảo hộ y tế Trung Quốc

Đến lượt Phần Lan "thất vọng" vì đồ bảo hộ y tế Trung Quốc

Giám đốc điều hành HVK Tomi Loumema nói trong một cuộc họp báo rằng những mặt nạ phòng độc trên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dùng trong bệnh viện ở châu Âu.

Mặt nạ trên đã được Trung tâm nghiên cứu VTT của Phần Lan thử nghiệm. Ông Tounema nhấn mạnh rằng nhu cầu về mặt nạ phòng độc và các thiết bị khác đã tăng lên vì đại dịch, buộc người mua phải chấp nhận nhiều mạo hiểm hơn và phải thanh toán trước để mua thiết bị không chắc được đảm bảo đáp ứng được mong đợi.

Thị trường thiết bị bảo hộ rất hỗn loạn” – ông Lounema nói - “Có rất nhiều người bán. Thiết bị được phân phối không nhất thiết do các nhà sản xuất nổi tiếng làm ra và thậm chí không biết quốc gia xuất xứ. Giá cả tăng liên tục, bạn phải thỏa thuận nhanh chóng và trả tiền trước. Tình hình đã khác hoàn toàn. Rủi ro tài chính rất cao”.

Theo nhiều báo cáo, giá khẩu trang có các lớp bảo vệ tốt hơn đạt tiêu chuẩn FFP2 và FFP3 đã tăng giá gấp 15 lần lên mức 7,6 USD.

Tuy lô hàng trên gây thất vọng nhưng nó vẫn có thể dùng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết tại các nhà dưỡng lão và tại gia đình – Thư ký thường trực Kirsi Varhila của Bộ Xã hội và Y tế Phần Lan đề xuất. Phần Lan cũng đã biết rủi ro thiết bị có thể không đáp ứng được mong đợi.

HVK sẽ mua thêm thiết bị bảo hộ từ nước ngoài vào tuần sau và liên tục đặt thêm hàng mới – ông Lounema nói.

Trong khi đó, Phần Lan cũng đang triển khai việc sản xuất các thiết bị bảo vệ của riêng mình như mặt nạ phòng độc, trang phục kiểm soát, thậm chí máy thở.

Hiện Phần Lan là quốc gia Bắc Âu ít bị ảnh hưởng nhất bởi Covid-19, tại đây có 2.487 ca mắc và 40 ca tử vong.

Trước đó, một số quốc gia châu Âu cũng không hài lòng với chất lượng thiết bị y tế từ Trung Quốc. Tây Ban Nha đã phải rút lại hàng ngàn bộ thử, Hà Lan thu hồi hàng trăm ngàn khẩu trang mà họ mô tả là khiếm khuyết hoặc sai thiết kế. Những chỉ trích về các xét nghiệm cũng xuất hiện ở Anh...

Thủ tướng Slovak Igor Matovic đã nói rằng hơn 1 triệu bộ xét nghiệm từ Trung Quốc có thể bị “ném xuống sông Danube”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).