Giai đoạn “đèn đỏ” không chỉ là đau trướng bụng, cảm giác mệt mỏi... mà nó còn tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì thế, nếu không kiêng một số việc trong thời kỳ “nguyệt san”, vẫn hoạt động như bình thường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Việc không nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt
Không nên ăn nhiều đồ chiên rán
Theo Lương y Ngô Trí Tuệ (Thanh Hóa), thực phẩm chiên rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.
Dùng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích
Theo trang QQ, tránh dùng đồ uống có cồn vào những ngày đèn đỏ vì khi đó enzyme giải độc trong cơ thể giảm. Theo một số nghiên cứu cho biết dùng đồ uống có cồn vào kỳ kinh sẽ dễ say hơn. Ngoài ra, vì enzyme giải độc giảm nên cồn ngấm vào gan nhiều hơn dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng.
Các đồ uống có chất gây kích thích như trà, cà phê... cũng cần tránh sử dụng. Các thức uống này có chứa lượng lớn caffeine, gây kích thích hệ thần kinh từ đó làm tăng sự khó chịu của các biểu hiện khi đến ngày như đau bụng, ra máu nhiều, chu kỳ kéo dài...
Vận động, làm việc quá sức
Làm việc hay vận động quá sức trong những ngày đèn đỏ có thể khiến chị em mệt mỏi, uể oải hơn. Hơn nữa, đây cũng có thể là lý do khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn. Vì thế, hạn chế vận động mạnh hay vận động quá sức là một trong những điều không nên làm khi tới tháng mà chị em nên áp dụng.
Mặc quần chật và bó
Mặc quần quá bó và chật có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu, đè nén mao mạch có thể gây phù nề cục bộ. Bên cạnh đó còn dễ viêm nhiễm tầng sinh môn vì ma sát đáy chậu. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, co dãn tốt để mang đến cảm giác thoải mái nhất.
Thực phẩm nên ăn trong ngày "đèn đỏ"
Rau lá xanh
Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị giảm nồng độ sắt, đặc biệt là nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể... Vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt... vào thực đơn cho ngày đèn đỏ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Đồng thời, rau chân vịt còn rất giàu magie, tốt cho sức khỏe.
Gừng
Một cốc trà gừng giúp cải thiện một số triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Gừng có tác dụng chống viêm nên có thể làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày đèn đỏ. Gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, phụ nữ chú ý không nên tiêu thụ quá nhiều gừng. Việc tiêu thụ trên 4g gừng/ngày có thể gây ra chứng ợ nóng và đau bụng.
Nước pha mật ong
Mật ong không phải loại thực phẩm quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Nó có tác dụng làm đẹp và chống lão hóa rất tốt, nên trong thời kỳ này, các chị em nên uống một chút nước mật ong để phát huy tác dụng tốt trong việc làm sạch tử cung.
Không chỉ bồi bổ cơ thể, mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn nên giúp tử cung tống bỏ chất độc và cặn bã ra khỏi cơ thể. Điều này cũng giúp tử cung ngày càng khỏe mạnh hơn.
Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm giàu chất sắt và protein mà chị em nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Ăn các thực phẩm giàu protein sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, giúp phái đẹp no lâu trong kỳ kinh nguyệt và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Cá
Cá rất giàu chất sắt, protein và acid béo Omega-3. Vì vậy, cá là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho chế độ ăn uống của mọi người. Ăn cá sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt trong thời kỳ kinh nguyệt. Omega-3 cũng làm giảm cường độ của cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Dưỡng chất này còn làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.
Bổ sung thêm sắt
Thêm sắt trong thời gian kinh nguyệt có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.
Để bổ sung sắt vào cơ thể, bạn có thể sử dụng các nguồn sắt tự nhiên như thịt, tôm, gà, lạc, hạt đậu, đậu đen, lạp xưởng, hoa quả… Các sản phẩm chứa sắt có thể giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung sắt. Họ có thể giúp xác định nhu cầu sắt của cơ thể và hướng dẫn bạn bổ sung sắt một cách an toàn và hiệu quả.