Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng, pháp luật của chúng ta là ý chí của người lao động (NLĐ) được nâng lên thành luật. Thực tế, TLĐ đã đi đến rất nhiều địa phương.
Cụ thể: TP.HCM, Bắc Giang, Đồng Nai, Tây Ninh…. phía TLĐ cũng đã mời các ĐBQH để dự chứng kiến. Nhìn chung những cuộc gặp này, phía NLĐ không đồng tình các phương án đưa ra. Tuy nhiên, với vai trò của mình phía TLĐ đã có trách nhiệm tương tác và chia sẻ để NLĐ hiểu hơn.
“Phía TLĐ cũng đề xuất phương án kèm theo các điều kiện, theo đó trong quá tình xây dựng luật, cần phải quan tâm tới việc NLĐ là bên thế yếu trong quan hệ lao động. Chỉ có cách giải quyết được vấn đề này và thấu hiểu vấn đề này thì Luật chúng ta mới khả thi và nhận được sự đồng thuận của NLĐ” - đại biểu Ngọ Duy Hiểu nói.
Ngoài ra, theo đại biểu, khi quan tâm NLĐ thì chúng ta cần quan tâm cả về sức khỏe, việc làm, thu nhập và cả quyền lợi pháp lý của họ chính là chúng ta góp phần xây dựng giai cấp công nhân.
“Xây dựng cả thể chất, tinh thần, ý thức chính trị, bản lĩnh giai cấp là chủ trương lớn của Đảng. Do vậy, để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh chúng ta không thể bỏ quên số phận và cuộc sống hiện tại bằng những quy định pháp lý thực sự chặt chẽ với giới chủ. Nhất là trong bối cảnh giới chủ Việt Nam vi phạm rất phổ biến”- đại biểu Ngọ Duy Hiểu nêu vấn đề.
Về danh mục những đối tượng ngành nghề làm việc nặng nhọc, kéo dài thời gian đến 400 giờ, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng, chúng ta cần phải có danh mục để thuyết phục NLĐ và lúc đó TLĐ sẽ báo cáo NLĐ vấn đề này.
Khi mà hầu hết doanh nghiệp đang cho các đối tượng 35 đến 40 tuổi chấm dứt lao động sớm thì chúng ta phải quan tâm để giải quyết. Đồng họ phải làm gì khi chúng ta nâng tuổi nghỉ hưu, khi ở độ tuổi này họ đã phải ra khỏi quan hệ lao động.