Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ
Về cơ bản các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đã được phê duyệtdanh sách và hỗ trợ, nhất là nhóm đối tượng: Người có công với cách mạng; hộnghèo, cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội, người mất việc, người ngừng việc. Cácchính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng đã thực sự phát huy hiệuquả trong việc hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, số tiềnhỗ trợ ít hơn kế hoạch bởi 2 lý do: Dự báo số lượng tối đa cao nhưng số lượng đốitượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 đến nay đã được phê duyệt danh sách vàhỗ trợ. Thứ 2 là về thời giãn cách ly dự kiến là 3 tháng nhưng thực tế chỉ 1tháng nên số lượng tiền hỗ trợ cũng giảm đi.
Với nhóm lao động tự do, đối tượng gặp khó khăn nhấtvà được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhất, thời gian qua các địa phương, đặc biệtlà 5 thành phố lớn rất quan tâm. Đơn cử như TP Hồ Chí Minh, riêng lao động tựdo đã hỗ trợ 153.000 trên tổng số 184.000 người. 252.000 người bán vé xổ số đềuđược hỗ trợ.
Trong quá trình triển khai, do đối tượng đa dạng, dễtrùng lắp, một số địa phương sợ sai nên quá cẩn trọng nên dẫn đến chậm phê duyệtvà triển khai nên làm giảm tính chất và ý nghĩa của gói hỗ trợ. Cũng có một sốđịa phương khó khăn về kinh phí nên đến nay đối tượng được hỗ trợ đã được phêduyệt nhưng chưa được hỗ trợ...
Nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình triểnkhai, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó điều chỉnhmở rộng thêm đối tượng gặp khó khăn, nhưng chưa được hỗ trợ đó là giáo viên trườngtư thục. Những người này mất việc làm, ngừng việc làm nhưng chưa được hỗ trợ.Vì vậy, đề xuất thêm nhóm đối tượng này nhưng kinh phí vẫn nằm trong số 62nghìn tỷ đồng.
Gần 16 triệu người được phê duyệt hỗ trợ
Theo Bộ LĐ-TB&XH, hỗ trợ người lao động gặp khókhăn do dịch Covid-19, tính đến ngày 29/6/2020, các địa phương đã phê duyệtdanh sách 15,8 triệu người thuộc 6 nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinhphí là 17,5 ngàn tỷ đồng. Các địa phương đã thực hiện giải ngân 11.267,207 tỷ đồngđể thực hiện hỗ trợ cho 11.015.041 người và 6.196 hộ kinh doanh.
Tập trung hỗtrợ đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng, lao động không có giao kết hợpđồng, lao động mất việc, lao động tự do cùng với các nhóm người yếu thế: Hộnghèo, cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2020, 1.519 đơn vị sử dụng lao động được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho 138.076 người lao động, với tổng kinh phí gần 475,33 tỷ đồng.
Đến ngày 23/6/2020, cả nước có 531.321 người nộp hồsơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổng số người có quyết định hưởng trợ cấpthất nghiệp trên cả nước đến hết ngày 18/6/2020 là 449.500 người, tăng 30,2% sovới cùng kỳ năm 2019, với tổng số tiền là 6.028 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trảtrợ cấp thất nghiệp đến hết ngày 24/6/2020 là 6.374 tỷ đồng, bằng 136,0% so vớisố chi trả 6 tháng đầu năm 2019…