Đề xuất giải pháp phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mô hình hay, bài học kinh nghiệm, đề xuất, giải pháp có tính thực tiễn cao sẽ là căn cứ, gợi ý nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Học viện Báo chí Báo chí và Tuyên truyền (BC&TT) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của đề tài khoa học cấp nhà nước mang mã số ĐTĐL.XH-12/22 do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản, Học viện BC&TT là cơ quan chủ trì.

PGS, TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện BC&TT phát biểu.

PGS, TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện BC&TT phát biểu.

Theo PGS, TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện, Chủ nhiệm đề tài khoa học ĐTĐL.XH-12/22 nhấn mạnh, hội thảo nhằm làm sáng tỏ các lý thuyết, các mô hình truyền thông hiện đại và ứng dụng trong xác định mô hình truyền thông tăng cường nhận thức cho công chúng.

Bên cạnh đó là phương pháp luận và phương pháp tiếp cận mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về những cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững (PTBV) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN)...

Theo PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, quá trình nhận thức của con người và biến nhận thức thành hành động sáng tạo cải tạo thực tiễn của họ có vai trò to lớn và sự can thiệp đúng đắn, phù hợp với quy luật của các loại hình truyền thông. Truyền thông, do đó không chỉ là yếu tố bên ngoài mà là động lực bên trong của quá trình nhận thức, khơi dậy khát vọng, thúc đẩy con người hành động sáng tạo, chủ động, tự giác trong cải tạo thực tiễn.

Hội thảo nhận được hơn 40 bài tham luận có chất lượng cao từ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, các nhà báo, các nghiên cứu sinh, học viên của nhiều trường Đại học, Học viện, nhiều cơ quan báo chí trong cả nước.

TS. Đinh Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện BC&TT tham luận: “Mô hình truyền thông cá nhân về tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số”
TS. Đinh Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện BC&TT tham luận: “Mô hình truyền thông cá nhân về tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số”

Các nhà khoa học cũng thảo luận, phân tích làm sáng rõ cơ sở khoa học, thực tiễn và yêu cầu đối với mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH thông qua ứng dụng thành tựu KHCN.

Trong đó, làm rõ quan niệm về mô hình truyền thông tăng cường nhận thức, khung nghiên cứu về mô hình truyền thông, phương pháp tiếp cận, tiêu chí đánh giá mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với BĐKH thông qua ứng dụng thành tựu KH&CN…

PGS.TS. Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện BC&TT phát biểu kết luận hội thảo.

PGS.TS. Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện BC&TT phát biểu kết luận hội thảo.

Tại hội thảo, PGS.TS. Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện BC&TT khẳng định, những ý kiến tham luận của các đại biểu, nhà khoa học đã cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện nay.

"Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính thực tiễn cao sẽ là căn cứ, gợi ý quan trọng để Học viện BC&TT nghiên cứu tổng hợp hoàn thiện đề tài khoa học cấp nhà nước do Học viện chủ trì với chủ đề: Nghiên cứu đề xuất mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ...”, PGS.TS Trần Thanh Giang nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.