Đề thi "lọc" thí sinh có tư duy sáng tạo

Đề thi "lọc" thí sinh có tư duy sáng tạo

(GD&TĐ) - Đề thi các môn đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 năm nay khiến nhiều học sinh "tâm phục khẩu phục", bởi không chỉ học trong SGK, mà cần phải có kiến thức tổng hợp, có tư duy sáng tạo mới làm được bài. Không ít giáo viên đã đồng tình với nhận định này. 

Không khí làm bài nghiêm túc tại điểm thi Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Không khí làm bài nghiêm túc tại điểm thi Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Đề Toán có tính phân loại cao

Nhận xét về đề thi Toán ở khối B, D, thầy Hoàng Trọng Hảo - Tạp chí Toán Tuổi thơ - cho biết: Nhìn chung , đề Toán khối D vừa sức và hay, đồng thời có tính phân loại cao. Câu 6 có tính sáng tạo, phù hợp với học sinh và không cần giỏi Toán quá. Có lẽ số điểm 10 Toán khối D vẫn chiếm số lượng lớn. 

So sánh câu 4 tích phân thì đề khối D, có lẽ khó nhất trong các khối. Khối B năm nay được thêm câu 2 lượng giác tương đối dễ thở (như các khối khác). Câu 5 cũng dễ hơn năm trước. Câu 3 tuy không quá khó nhưng có lẽ phù hợp với học sinh thi vào chuyên lớp 10, học sinh không dễ giải được vì khó định hướng. Câu 6 là câu điểm 10 thực sự khó vì tính toán khá cồng kềnh.

Năm nay, có lẽ khối B sẽ hiếm điểm 10 và ít điểm 9 như khối A năm 2012 - Thầy Hảo nhận định.

Đề Địa lý hấp dẫn, đề Sinh học vừa sức

Đề Địa lý hấp dẫn, góp phần giáo dục ý thức biển đảo - là nhận định của Thạc sĩ Đoàn Nam Hải - giáo viên Địa lý Trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Thầy Hải phân tích: Đề thi môn Địa lí gắn với thực tiễn và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đề cập đến vấn đề biển đảo, khái quát về biển Đông, vấn đề an ninh và tài nguyên biển của Việt Nam.

Để làm được bài buộc thí sinh phải có những hiểu biết mang tính thời sự về tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta, cũng như phân tích nguyên nhân tại sao các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Đề thi không lạ với thí sinh, tuy nhiên để làm bài đạt điểm cao thì thí sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa mà còn phải có khả năng tổng hợp kiến thức thời sự đang diễn ra hiện nay.

Riêng với phần biểu đồ, thí sinh cần đọc kỹ để xử lý số liệu, tính bán kính trước khi vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ ở cả 2 phần là quy mô và cơ cấu. Mặt bằng điểm thi sẽ cao hơn các năm, điểm trung bình sẽ rất nhiều, thí sinh giỏi có kiến thức tốt, biết lồng ghép tình hình thời sự biển đảo có thể dễ dàng đạt điểm 9 - 10.

Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Nghĩa - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh, đề thi môn Sinh nhẹ nhàng, vừa phải, không quá khó, phù hợp với trình độ thí sinh ở những vùng miền khác nhau. Nội dung bài tập nhiều hơn lý thuyết đều không quá khó để thí sinh có điểm. Tuy nhiên vẫn có 2 câu hỏi về gen khá khó, dành cho thí sinh muốn có điểm cao.

DH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.