Đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai sang kỳ họp 4

GD&TĐ - Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Không giao quá nhiều dự án cho một cơ quan

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc lập Chương trình năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022 cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, cần quán triệt một số quan điểm, định hướng cơ bản.

Đó là ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng thời kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời bảo đảm phù hợp, thống nhất với các luật, nghị quyết của Quốc hội mới được ban hành.

Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến đặc thù hoạt động của Quốc hội, quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội.

Bên cạnh đó chú ý đến khả năng của các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, bảo đảm nguyên tắc “không giao quá nhiều dự án cho một cơ quan”. Đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, chú trọng tính gối đầu của Chương trình để sắp xếp số lượng dự án cho phù hợp. Không bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cấp thiết hoặc là dự án triển khai thực hiện nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án Định hướng.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật

Về điều chỉnh Chương trình năm 2022 đã quyết định bổ sung các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cùng với đó là Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa để Chính phủ kịp chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3 theo quy trình tại một kỳ họp.

Đối với các dự án còn lại, UBTVQH xin báo cáo và đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh như sau:

Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật.

Bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp.

Bổ sung 5 dự án luật, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật. Đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Mặt khác, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (tháng 5/2022) mới tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới nên cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện dự án Luật.

Do đó, đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...