Để không bị “thầy giáo Google” thay thế giáo viên

Để không bị “thầy giáo Google” thay thế giáo viên

Cô Nguyễn Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Hiện nay, nhà trường đã trang bị đến từng lớp học các thiết bị dạy học hiện đại như: Máy chiếu, laptop, máy đa vật thể.

“Hiện chúng tôi mới được trang bị cho 18 lớp thiết bị màn hình cảm ứng, để khi dạy học các giáo viên có thể sử dụng tích hợp chương trình giảng dạy ngay trên hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại” - cô Hòa cho hay.

Theo cô Hòa, để sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, đội ngũ giáo viên bắt buộc phải sử sử dụng thành thạo các thiết bị nêu trên và phải luôn nâng cao trình độ tin học, cập nhật về công nghệ thông tin để ứng dụng vào bài giảng.

Cô Hòa cũng tự tin vào việc triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 1 trong năm học 2020- 2021. Cô chia sẻ: Với thực tế về đội ngũ giáo viên lớp 1 như hiện nay, cùng với sự chủ động của nhà trường trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên lớp 1 vững vàng về chuyên môn, tâm huyết, trách trong công việc.

Bên cạnh những giáo viên có bề dày kinh nghiệm, thành tích trong dạy học đối với lớp 1 thì chúng tôi cũng lựa chọn những giáo vi”ên trẻ, nhiệt huyết, sẵn sàng đổi mới, sáng tạo và đặc biệt là yêu nghề, mến trẻ. Với những lý do trên, chúng tôi hoàn toàn tự tin để triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 1 trong năm học 2020- 2021” – cô Hòa nói.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, cô Mai Thị Hà – Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trao đổi: Tài nguyên trên Internet rất phong phú, giúp người dạy và người học có thể khai thác nguồn tài nguyên đó phục vụ cho giảng dạy và học tập của mình.

Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho giáo viên là rất lớn. Thông tin mà học sinh thu thập được đến từ nhiều nguồn khác nhau, bằng những ngôn ngữ khác nhau và những quan điểm khác nhau.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra với giáo viên không chỉ là có trách nhiệm với việc dạy của mình mà còn với việc học của học sinh. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tư vấn, định hướng giúp học sinh học tập.

“Để không bị “thầy giáo Google” thay thế, theo tôi giáo viên cần tăng cường sự tương tác giữa thầy với trò (tránh giờ học là giờ độc diễn của thầy).

Ngoài ra, thông qua bài học, giáo viên cần đánh thức tiềm năng của mỗi học sinh, nhằm khơi dậy và phát triển nội lực của các em và truyền cảm hứng cho học sinh.

Mặt khác, giáo viên phải có sức thu hút đối với học trò, nhiều khi các em quý thầy quý cô mà yêu luôn môn học mà thầy cô đó dạy. Câu nói “Không thầy đố mày làm nên” vẫn luôn đúng” – cô Hà nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.