Đề cao môi trường giáo dục từ gia đình

GD&TĐ - Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được chăm lo về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần; là môi trường giáo dục đầu tiên quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ về sau.

Thông điệp sâu sắc về giá trị truyền thống gia đình Việt Nam (Ảnh minh họa, theo Báo Vĩnh Long)
Thông điệp sâu sắc về giá trị truyền thống gia đình Việt Nam (Ảnh minh họa, theo Báo Vĩnh Long)

Để hình thành nên nhân cách của trẻ cần ba yếu tố môi trường giáo dục, đó là giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục từ gia đình là tiền đề, nền tảng cho việc tiếp cận các môi trường giáo dục tiếp theo.

Nếu môi trường giáo dục từ gia đình không tốt thì khi các em tiếp xúc với môi trường xã hội sẽ bị lệch chuẩn, tiếp thu các kiến thức không lành mạnh và có thể hủy hoại nhân cách của các em.

Do đó, cần phải đề cao môi trường giáo dục từ gia đình, nhất là giáo dục những giá trị đạo đức của ông bà, cha mẹ, truyền thống gia đình, dòng họ, trong đó ông bà, cha mẹ luôn gương mẫu sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Nếu dạy trẻ bằng lời hay, lẽ phải nhưng không kết hợp với sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ thì sẽ trở nên sáo rỗng, phản tác dụng.

Môi trường giáo dục từ gia đình chủ yếu là giáo dục về đạo đức, văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ; lối sống lành mạnh, phẩm chất tốt đẹp của các thành viên trong gia đình để bồi dưỡng, hình thành nhân cách tốt đẹp của các em. Đó là tình yêu thương, kính trọng, hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi; hòa đồng, giúp đỡ mọi người xung quanh và có ý thức xây dựng tổ ấm của gia đình… Bên cạnh đó, gia đình là nơi giáo dục cho các em với nhiều đức tính quan trọng, kỹ năng sống, cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp với môi trường xã hội...

Nhưng không phải gia đình nào cũng có môi trường giáo dục tốt, hiện nay vẫn còn nhiều em sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiêu cực như cha mẹ thì cờ bạc, rượu chè, thường xuyên đánh đập, chì chiết, xúc phạm các em; các em phải lao động kiếm sống từ rất sớm; phải tiếp xúc với các tệ nạn và nhiều thành phần trong xã hội… Các em sống trong môi trường này rất dễ bị sa ngã và không thể đứng lên được.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình, cha mẹ chỉ lo kiếm tiền và chu cấp đầy đủ nhu cầu của con nhưng không cần biết con sử dụng tiền vào việc gì. Khi biết tin con hư hỏng, vướng vào các tệ nạn xã hội thì hối hận, mục đích làm giàu của họ sẽ trở vô nghĩa vì tiền không mua được nhân cách và đạo đức của con.

Nhưng ngược lại, nhiều gia đình tuy rất khó khăn về kinh tế nhưng họ biết tổ chức cuộc sống, biết chăm lo giáo dục nhân cách, trao dồi trí tuệ, thể chất cho các con; thường xuyên nêu gương và giữ gìn môi trường sống cho các con một cách tốt nhất và kết quả là các con của họ điều ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt.

Chính vì vậy, cần phải đề cao môi trường giáo dục từ gia đình để hình thành nhân cách ban đầu của các em, với những đức tính cơ bản như cần cù, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, lễ phép, trung thực, nghe lời, chấp hành pháp luật…Khi các em có các nhân cách này, thì khi bước vào môi trường xã hội sẽ trở nên tự tin và trưởng thành hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.