Các nhà khoa học cho rằng trí nhớ suy giảm thường do các nguyên nhân như mất ngủ hay thiếu ngủ, trầm cảm, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, nghiện rượu và ma túy, thiếu vitamin B12. Từ các nguyên nhân trên, họ đưa ra 6 phương pháp giúp cải thiện trí nhớ như sau:
1. Không ngừng học
Tìm kiếm những chủ đề làm cho bạn thích thú và tiếp nhận được nhiều thông tin hữu ích. Cũng có các hình thức học khác như đọc sách, thu thập kiến thức trên truyền hình và Internet. Các chuyên gia cho rằng, đọc sách giúp thúc đẩy sự dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn bằng việc luyện khả năng hiểu các sự kiện xảy ra trước đó và sau đó trong một cuốn sách . Việc học hỏi không ngừng bằng nhiều hình thức sẽ mang lại lợi ích cho bộ não và giúp cải thiện trí nhớ..
2. Nuôi dưỡng các mối quan hệ và tránh stress
Giao tiếp xã hội càng rộng thì càng tốt cho bộ não của bạn. Tình trạng sống cô lập sẽ gây tổn hại nhiều bộ phận trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy não và tim của những người có cuộc sống gia đình vui vẻ, hoà thuận và mối quan hệ xã hội rộng cũng hoạt động tốt hơn.
Cũng cần tránh căng thẳng, bạn sẽ khó tập trung và nhớ tất cả mọi thứ nếu não của bạn phải lo lắng, chịu những áp lực. Bước đầu tiên là giải quyết nguyên nhân gây ra căng thẳng hoặc lo lắng, và sau đó bạn sẽ nhận thấy trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện.
3. Phát triển những thói quen mới
Mỗi lần buộc mình làm một điều gì mới, thực tế là bạn đang tự tạo ra động lực mới để đạt mục tiêu đề ra. Hãy nghĩ đến việc thay đổi vị trí xã hội của bạn trong tương lai; tìm cách cài khuy áo chỉ bằng một tay hoặc để bơ vào bánh mì theo cách khác; thử nhắm một mắt; cố gắng sử dụng chuột máy tính với tay khác…
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến nhiều ý tưởng khác nữa để rèn luyện bộ não và giúp cải thiện trí nhớ như sáng tác thành những câu có văn vần hoặc những đoạn văn với “chìa khoá” là ngày tháng hoặc những cái tên cần nhớ để có thể giúp bạn nhớ lại những thông tin
4. Thể dục tinh thần
Càng sử dụng các đặc điểm của bộ não, bạn càng giúp trí nhớ luôn ổn định. Thay vì sử dụng điện thoại, máy tính để tính toán, bạn hãy thử tính nhẩm để tăng cường khả năng hoạt động của chất xám.
Huấn luyện cho não của bạn hoạt động bằng một vài trò chơi đòi hỏi sự suy nghĩ, tập trung như ô chữ, các câu đố, chơi cờ… Những trò chơi này nếu chơi thường xuyên có thể giúp chức năng và trí nhớ của não hoạt động tốt.
Bạn cũng đừng ôm đồm quá nhiều việc, bởi khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc, não không kịp tiếp nhận hết các thông tin tạo thành sự lộn xộn, mất trật tự và khả năng ghi nhớ thông tin hoặc những chi tiết cần thiết suy yếu dần.
Khi thấy khả năng ghi nhớ của mình giảm sút, hay quên hoặc không tập trung vào một công việc cũng đừng nên quá lo lắng. Vì càng lo lắng não càng phải hoạt động nhiều hơn và khả năng ghi nhớ, phân tích thông tin càng kém đi.
5. Tập thể dục
Đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp tim hoạt động tốt và cải thiện sự oxy hóa của não. Không cứ phải là vận động viên marathon mới mang lại lợi ích về mặt thể chất. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay khiêu vũ đều đặn mỗi ngày khoảng 20 phút cũng đủ giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho trí nhớ và khả năng nhận thức.
6. Chọn thực phẩm phù hợp
Những gì mà chúng ta ăn mỗi ngày có ảnh hưởng đến hiệu suất và tình trạng trí nhớ của chúng ta. Các nghiên cứu trong những thập niên gần đây cho thấy có một số thực phẩm góp phần làm tốt hơn những chức năng của các mạch thần kinh của não, phần kiểm soát trí nhớ.
Đặc điểm phổ biến của những thực phẩm này là chúng rất giàu chất chống oxýt hóa và vitamin, có thể giúp mang lại hiệu quả cho hệ thần kinh.
Để các vitamin mang lại hiệu quả tốt trong cơ thể, cần ăn nhiều rau, trái hơn là uống các dược phẩm vitamin. Lý do là bằng cách ăn thực phẩm giàu vitamin, cơ thể bạn cũng hấp thu các dưỡng chất có lợi khác.
Hãy tích cực uống nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp cho tất cả bộ phận chức năng của cơ thể duy trì khả năng hoạt động tốt, trong đó bao gồm cả não. Nhiều nghiên cứu cho thấy, não của bạn sẽ ở tình trạng xấu nếu bạn không uống nước thường xuyên.