Để bạo lực học đường không còn là nỗi lo

GD&TĐ - Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến tình trạng bạo lực học đường ngày một nhiều. Những clip được tung lên mạng đã nói lên tình trạng đạo đức một bộ phận học sinh ngày nay đang bị mai một dần.

Để bạo lực học đường không còn là nỗi lo

Lứa tuổi của các em đáng lẽ đang nuôi dưỡng một tâm hồn trong sáng với những trang kiến thức của thầy cô, đang hòa vào tình yêu thương của gia đình, nhà trường và bè bạn lại sẵn sàng lao vào ẩu đả bạn của mình một cách nhẫn tâm.

Những trường hợp học sinh đánh nhau ngày nay không còn là hiếm. Đây, không phải là những xô xát thông thường mà các em sẵn sàng đánh bạn dù những nguyên cớ vô cùng… lãng nhách. Một cái nhìn được cho là đểu, không cho bạn chép bài, không cùng chơi với nhau, bạn chảnh, ghen vu vơ…

Những nguyên nhân như vậy nhưng các em không dừng lại ở những cuộc trao đổi thông thường mà lao vào đánh đấm, đâm chém, lột đồ bạn để làm nhục rồi quay clip một cách thản nhiên, mặc cho nạn nhân chôn chân chịu trận, van xin, khóc lóc.

Các em đã thờ ơ trước nỗi đau của bạn bè mình một cách nhẫn tâm. Nhiều bạn còn thờ ơ, cổ vũ, reo hò một cách khoái trá trước nỗi đau của bạn.

Dưới một mái trường, rất ít trường hợp đánh bạn, làm nhục bạn bị đuổi học, bởi đuổi các em ra khỏi trường là đưa một con người đến ngõ cụt của cuộc đời, chấm dứt tương lai của các em. Hình thức kỉ luật phổ biến các em là bằng hình thức răn đe như hạ hạnh kiểm, cảnh cáo trước toàn trường, cao nhất là đuổi học học 1 năm (nhưng rất hiếm).

Bởi không một thầy cô, hay BGH nào lại  muốn đuổi học các em khi mà mình đang làm cái thiên chức “dạy người”. Đó cũng chính là nỗi đau lớn của ngành Giáo dục, của toàn xã hội.

Điều đau đớn là các em bị đánh, bị làm nhục bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đến tâm lí rồi phải bỏ học giữa chừng, hoặc vì một lí do nào đó mà các em mặc cảm không thể đến trường bởi vết thương lòng không dễ gì lành được trong một sớm một chiều.

Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, không có cách nào hơn là những bậc làm cha, làm mẹ phải thường xuyên quan tâm đến con em mình, cần giám sát chặt chẽ giờ giấc, bạn bè của các em.

Nhà trường cần thiết phải kết hợp cả dạy chữ và dạy người, những biểu hiện bất thường của các em cần phải được làm rõ và liên hệ chặt chẽ với BGH, Đoàn - Đội và phụ huynh, tránh bao che, giấu nhẹm những hành vi vi phạm của các em.

Trong lớp học cần kết hợp mô hình “Đôi bạn cùng tiến”, cần xếp các em cá biệt ở những vị trí dễ quan sát để từ đó phát hiện và loại bỏ những cái sai, cái chưa tốt của một bộ phận học sinh chưa ngoan.

Đặc biệt, khi BGH phân công giáo viên chủ nhiệm cần phải “chọn mặt gửi tên”, tránh tình trạng giáo viên thiếu tiết cho chủ nhiệm…

Và, người thầy chủ nhiệm lớp phải lựa chọn được ban cán sự lớp gương mẫu, đáng tin cậy, thường xuyên cập nhật tình hình lớp. Nếu chúng ta làm tốt và kết hợp một cách thường xuyên, liên tục, chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra như hiện nay

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...