Phần thứ nhất
CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Căn cứ Luật Giáo dục Đại học năm 2012;
- Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";
- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Căn cứ Công văn số 2955/KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;
- Căn cứ Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT,
Nay Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An xây dựng đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy với các nội dung sau:
Phần thứ hai
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh:
1. Mục đích:
- Thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh theo Quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Thực hiện Quy định về việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh phù hợp với các ngành nghề, trình độ đào tạo và điều kiện thực tiễn, cũng như mục tiêu đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ địa phương, khu vực và cả nước.
2. Nguyên tắc:
- Đảm bảo thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành và các văn bản khác có liên quan đến công tác tuyển sinh.
- Chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
- Thực hiện chính sách đặc thù trong tuyển sinh đối với khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
- Từ năm 2014, nhà trường chọn phương thức tổ chức tuyển sinh 3 chung và tuyển sinh riêng theo lộ trình tuyển sinh giai đoạn 2014-2016. Năm 2014, trường tuyển sinh riêng một số ngành (theo mục 2.b), năm 2015-2016 sẽ tổ chức tuyển sinh thêm các ngành còn lại và chính thức tổ chức tuyển sinh riêng toàn diện từ năm 2017 theo quy định.
II. Phương án tuyển sinh:
1. Phương thức tuyển sinh:
- Năm 2014, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đăng ký thực hiện tuyển sinh ba chung (bao gồm thi tuyển và xét tuyển các nguyện vọng theo quy định của Bộ GD&ĐT) và xét tuyển riêng.
- Thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển vào các ngành xét tuyển riêng của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An vẫn được đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kỳ thi tuyển sinh chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.
a) Hình thức tuyển sinh 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức tuyển sinh 3 chung được thực hiện theo quy định hiện hành tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT.
b) Hình thức xét tuyển riêng:
+ Tiêu chí xét tuyển riêng: Trường xét tuyển dựa trên các tiêu chí sau
Tiêu chí 1: Điểm trung bình chung các môn thuộc khối xét tuyển trong 5 học kỳ THPT ở lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
Tiêu chí 2: Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT.
Tiêu chí 3: Điểm ưu tiên được tính theo quy định hiện hành trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Nguyên tắc xét tuyển:
- Mỗi thí sinh có Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính theo công thức sau :
+ Ngành, chỉ tiêu, khối xét tuyển, vùng tuyển sinh:
Tên trường. Ngành học. | Ký hiệu trường | Mã ngành | Khối thi | Tổng chỉ tiêu | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN | DLA | 1. Chỉ tiêu: 1.1 Chỉ tiêu hệ Đại học: - Chỉ tiêu dành cho tuyển sinh 3 chung hệ đại học là 65% chỉ tiêu. - Chỉ tiêu dành tuyển sinh riêng hệ đại học là 35% chỉ tiêu. 1.2 Chỉ tiêu hệ Cao Đẳng: - Chỉ tiêu dành cho tuyển sinh 3 chung hệ cao đẳng là 60% chỉ tiêu. - Chỉ tiêu dành tuyển sinh riêng hệ cao đẳng là 40% chỉ tiêu. 2. Vùng tuyển: Tuyển sinh trong cả nước. | |||
Số 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Tp. Tân An, Tỉnh Long An ĐT: (072)3512.826 Website: www.daihoclongan.edu.vn | |||||
Các ngành đào tạo đại học: | 1000 | ||||
Khoa học máy tính | D480101 | A, A1, B, D1234 | |||
Công nghệ kỹ thuật xây dựng | D510103 | A, A1, V | |||
Kế toán | D340301 | A, A1, D1234 | |||
Quản trị Kinh doanh | D340101 | A, A1, B, D1234 | |||
Tài chính - Ngân hàng | D340201 | A, A1, D1234 | |||
Ngôn ngữ Anh | D220201 | D1 | |||
Các ngành đào tạo cao đẳng: | 900 | ||||
Khoa học máy tính | C480101 | A, A1, B, D1234 | |||
Công nghệ kỹ thuật xây dựng | C510103 | A, A1, V | |||
Kế toán | C340301 | A, A1,D1234 | |||
Quản trị Kinh doanh | C340101 | A, A1,B, D1234 | |||
Tài chính - Ngân hàng | C340201 | A, A1, D1234 | |||
Tiếng Anh | C220201 | D1 |
+ Quy trình xét tuyển:
- Bước 1: Tổng hợp hồ sơ của thí sinh đăng ký.
- Bước 2: Thống kê các điều kiện xét tuyển, ưu tiên xét tuyển.
- Bước 3: Thành lập Hội đồng xét tuyển.
- Bước 4: Họp Hội đồng xét tuyển. Xét tuyển dựa theo nguyên tắc, điều kiện xét tuyển.
- Bước 5: Tổng hợp và công bố kết quả xét tuyển.
+ Lịch xét tuyển:
Nhà trường tổ chức cho thí sinh đăng ký xét tuyển riêng 2 đợt theo quy định của trường. Thời gian làm hồ sơ đăng ký xét tuyển, công bố trúng tuyển và nhập học như sau:
Đợt | Ngày | Nội dung |
Đợt 1 | 14/4/2014 – 14/8/2014 | Thời gian bán và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. (Thí sinh chưa thi tốt nghiệp vẫn được nộp hồ sơ nhưng phải bổ sung bản sao có chứng thực giấy chứng nhận TN THPT, BT.THPT tạm thời trước khi nhà trường xét) |
15/8/2014 | Xét duyệt hồ sơ, công bố trúng tuyển và nộp hồ sơ nhập học. | |
Đợt 2 | 15/9/2014 – 30/11/2014 | Thời gian bán và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. |
01/12/2014 | Xét duyệt hồ sơ, công bố trúng tuyển và nộp hồ sơ nhập học. |
- Địa điểm công bố kết quả: Trường công bố công khai kết quả trên website của trường và gửi thư thông báo kết quả cho thí sinh.
+ Phương thức đăng kí của thí sinh;
- Nộp trực tiếp tại Ban tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
- Gửi phát nhanh qua đường bưu điện.
+ Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Mục 1: Phiếu đăng ký xét tuyển
Mục 2: 3 ảnh chân dung cỡ 4x6 cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh.
Mục 3: Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT có chứng thực. (theo thời hạn quy định từng đợt)
Mục 4: Bản sao chứng thực học bạ THPT.
Mục 5: Bản sao chứng thực giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thí sinh có thể cùng lúc nộp nhiều hồ sơ xét tuyển cho nhiều ngành.
+ Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
Thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành.
+ Lệ phí tuyển sinh:
Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh
a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
+ Tuyển sinh riêng sẽ tạo điều kiện cho nhà trường kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của người học trong cả quá trình học tập của bậc THPT dựa trên năng lực học tập để phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của nhà trường như các ngành Công nghệ thông tin, Kiến trúc - Kỹ thuật xây dựng, Ngoại ngữ, các ngành khối Kinh tế.
+ Đánh giá được quá trình đào tạo của học sinh ở bậc phổ thông, nhất là bậc trung học phổ thông, đồng thời góp phần đổi mới cách dạy và học ở phổ thông, tạo sự liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông với chương trình đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học.
b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh riêng.
+ Cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật phục vụ tuyển sinh:
Nhà trường đã nhiều kinh nghiệm và đủ năng lực trong việc tổ chức thi tuyển và xét tuyển của kỳ thi 3 chung đã tổ chức hàng năm đảm bảo đúng theo Quy chế quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Chất lượng nguồn tuyển sinh để tuyển chọn thí sinh có năng lực học ngành nghề đặc trưng theo đúng yêu cầu như sau:
- Điều kiện đảm bảo chất lượng của việc xét tuyển này được ràng buộc bởi ngưỡng tối thiểu của kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm trung bình trong quá trình học tập.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của các bậc phụ huynh học sinh về việc tạo điều kiện để con em không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy được tiếp tục học tập nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong khu vực.
- Thí sinh có đầy đủ sức khỏe theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
- Thí sinh trúng tuyển kỳ tuyển sinh riêng từng phần của trường, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Luật định, nếu có yêu cầu bảo lưu kết quả thì làm đơn, Trường sẽ bảo lưu kết quả theo thời gian thí sinh thi hành nghĩa vụ quân sự.
- Đảm bảo kỷ cương trong quá trình chuẩn bị và tổ chức tuyển sinh như: phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng tiêu cực có liên quan đến công tác tuyển sinh của trường; phương án tuyển sinh riêng được phổ biến công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, Website của trường để học sinh sinh viên và phụ huynh biết tham gia thực hiện, đồng thời để toàn xã hội giám sát.
c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh riêng:
+ Thuận lợi:
- Nhà trường được chủ động xét tuyển hai đợt cùng với kết hợp việc tuyển sinh ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc chọn ngành, nghề phù hợp trong trường tham gia tuyển sinh.
+ Khó khăn:
Nhà trường phải chuẩn bị tốt các điều kiện và có biện pháp nâng cao năng lực trong việc vừa tham gia tổ chức các kỳ thi 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa xét tuyển riêng từng phần của trường.
d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực:
Nhà trường đã tổ chức thành lập Ban thanh tra tuyển sinh của trường cùng phối hợp với Thanh tra Bộ GD và ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo trong các đợt xét tuyển giúp giám sát và tham mưu kịp thời đảm bảo tốt việc phòng chống tiêu cực trong tuyển sinh của trường.
3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh:
a) Điều kiện về con người:
Hiện nay với quy mô 308 giảng viên cơ hữu và gần 100 cán bộ công nhân viên, hầu hết đã có thực tiễn từng tham gia tổ chức tuyển sinh kỳ thi 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ những năm 2011 đến nay, công tác tổ chức và xét tuyển đã trở thành nề nếp và thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ việc tổ chức cho người học đăng ký dự thi, phát giấy báo dự thi, tổ chức thi và xét tuyển đã thực hiện khá tốt. Với cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ, cộng với đội ngũ chuyên viên thuần thục về công tác tham gia tuyển sinh. Do đó trường có thể tự tin khẳng định là nhà trường có thể hoàn thành tốt công tác tổ chức tuyển sinh 3 chung và tuyển sinh riêng (Đính kèm phụ lục 3)
b) Cơ sở vật chất:
Với hơn 40 phòng học, các phòng thực hành thí nghiệm, phòng chức năng, ký túc xá...nhà trường đủ điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh 3 chung cho trên 3.000 thí sinh tham gia thi tại trường mà không cần thuê mướn địa điểm.
Đảm bảo đầy đủ CSVC phục vụ công tác xét tuyển của tuyển sinh riêng.
Các thông số về cơ sở vật chất được liệt kê theo biểu bên dưới. (Đính kèm phụ lục 3)
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với quá trình tuyển sinh ba chung:
Nhà trường thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành.
2. Đối với quá trình xét tuyển riêng:
Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh, nội dung công việc cần thực hiện trong quy trình tổ chức tuyển sinh riêng tương ứng với phương thức tuyển sinh lựa chọn.
Trong từng công việc được quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện.
STT | ĐỢT | NỘI DUNG | THỜI GIAN | PHỤ TRÁCH CHÍNH | PHÒNG BAN PHÓI HỢP |
1 | 1 | -Bán và nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 | 14/4/14 – 14/8/14 | - Ban Thư ký | - Phòng Kế toán |
2 | -Xét duyệt hồ sơ, công bố trúng tuyển, nộp hồ sơ nhập học đợt 1 | 15/8/14 | - Hội đồng tuyển sinh | - Phòng TCHC - Ban thông tin | |
1 | 2 | -Bán và nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 | 15/9/14 – 30/11/14 | - Ban Thư ký | - Phòng Kế toán |
2 | -Xét duyệt hồ sơ, công bố trúng tuyển, nộp hồ sơ nhập học đợt 1 | 01/12/14 | - Hội đồng tuyển sinh | - Phòng TCHC - Ban thông tin |
3. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:
Để phục vụ Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh, khi thành lập Hội đồng tuyển sinh thì nhà trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, trong đó bao gồm những cán bộ có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định, kịp thời báo cáo những vấn đề đến Hội đồng tuyển sinh trường để xem xét và giải quyết theo đúng quy định hiện hành.
4. Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh riêng của trường sẽ được Ban Thanh tra xem xét xử lý theo thẩm quyền (theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nhằm chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm, thu thập thông tin chính xác, giúp cơ quan quản lý, chỉ đạo kỳ tuyển sinh kịp thời đề ra giải pháp khắc phục khó khăn, ứng phó với tình huống bất thường, đảm bảo tuyển sinh riêng diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; kiểm tra xem xét tình hình thực tế công tác chuẩn bị, thông báo kết quả xét tuyển; tổ chức tốt công tác giám sát việc thực hiện tuyển sinh riêng theo đúng quy chế tuyển sinh hiện hành.
Nếu vượt quá thẩm quyền Ban Thanh tra lập báo cáo trình Hiệu trưởng báo cáo, đề xuất cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.
Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2014 về Bộ GD và ĐT theo đúng quy định chế độ báo cáo. Kết thúc kỳ tuyển sinh, nhà trường tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ tuyển sinh và báo cáo, đề xuất kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần thứ bốn
LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG
I. Về lộ trình:
1. Năm 2014
- Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An thực hiện thi ba chung theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Xét tuyển các ngành, như trên.
2. Đến năm 2015, 2016
- Ngoài việc thi ba chung, xét tuyển các ngành như năm 2014, trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2014, nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh riêng thêm các ngành còn lại ngành.
- Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai thí điểm tuyển sinh riêng các ngành trên, trường sẽ nghiên cứu để hoàn thiện phương án tuyển sinh làm tiền đề cho việc chính thức thực hiện tuyển sinh riêng vào năm 2017.
3. Đến năm 2017
- Tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh.
II. Về cam kết của trường:
Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nam Bộ và cả nước phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà trường cam kết thực hiện với những nội dung sau:
- Tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
- Trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, trên nguyên tắc đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
- Thực hiện công bố công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
- Xem xét và xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.
Nhà trường rất mong nhận được sự xem xét, chấp thuận của Bộ GD&ĐT.
Xin chân thành cảm ơn.
Phần thứ năm
QUY CHẾ TUYỂN SINH RIÊNG VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
QUY CHẾ
Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức thu nhận hồ sơ; xét tuyển; triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.
2. Quy chế này áp dụng từ năm học 2014-2016.
Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh
1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo" ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu trong công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
3. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi đại học, cao đẳng không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh, trong năm dự thi.
Điều 3. Điều kiện dự xét tuyển
Thực hiện theo Qui chế tuyến sinh của Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành.
Điều 4. Diện trúng tuyển
Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, có kết quả đạt điểm trúng tuyển do nhà trường quy định.
Điều 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Thực hiện theo qui chế hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo
Điều 6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả
Thí sinh gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Hồ sơ ĐKDT gồm có:
- Phiếu đăng ký xét tuyển;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT có chứng thực (theo thời hạn quy định từng đợt).
- Bản sao chứng thực học bạ THPT.
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
- 03 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây) có ghi tên, địa chỉ, ngày sinh sau ảnh;
- 03 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh.
Chương II: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.
1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng
uỷ quyền;
b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng Đào tạo
d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường:
a) HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT;
b) HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường:
a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ;
b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;
c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường;
d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban xét tuyển, Ban thanh tra, Ban cơ sở vật chất... Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;
đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo, các phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;
b) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới kết quả xét duyệt hồ sơ;
c) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:
a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký;
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.
Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét tuyển Hồ sơ
1. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;
c) Các Uỷ viên bao gồm một số Trưởng phòng (Văn phòng , phòng Đào tạo, Ban Ký túc xá), một số Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban xét tuyển
Điều hành toàn bộ công tác xét tuyển Hồ sơ, kết luận điểm xét tuyển
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển:
a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác giám sát tiếp nhận hồ sơ, quyết định danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển, danh sách cán bộ phục vụ đợt xét tuyển;
b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình xét tuyển.
c) Cử cán bộ phụ trách nhận kết quả và kiểm tra lại kết quả xét tuyển
4. Cán bộ giám sát quá trình xét tuyển và các thành viên khác của Hội đồng xét tuyển:
a) Phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển;
b) Nếu thiếu cán bộ giám sát, Hội đồng tuyển sinh được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình hoặc mời giảng viên của các trường khác, giáo viên các trường trung học, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ giám sát nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.
Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:
a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm.Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Xét tuyển không đồng thời làm Trưởng ban Phúc khảo;
b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác;
b) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã chấm phúc khảo.
Chương III: XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN
Điều 12. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển
Xây dựng điểm trúng tuyển: Trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm đạt được của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Điều 13. Công bố điểm trúng tuyển cho thí sinh
1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS trường dự kiến, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao.
2. Điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Điều 14. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường
1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.
3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:
a) Học bạ;
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;
c) Giấy khai sinh;
d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, các trường đều thu bản photocopy có chức thực;
e) Giấy khám sức khỏe;
f) Giấy triệu tập trúng tuyển;
h) Hồ sơ trúng tuyển.
4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
Điều 15. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Bộ phận thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.
2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.
3. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.
Chương IV: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ
Điều 16. Chế độ báo cáo
Trước ngày 31/12 hằng năm, trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ cho Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.
Điều 17. Chế độ lưu trữ
1.Tất cả các hồ sơ của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ thi tuyển sinh, nhà trường bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Hồ sơ của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi.
2.Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm thành phần, điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài.
Chương V: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Khen thưởng
1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy định.
2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.
Điều 19. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế
Thực hiện theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 20. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế
Thực hiện theo Qui chế của Bộ giáo dục đào tạo quy định.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG TT
TSKH. Lê Đình Tuấn
CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua
Năm | Hệ | Chỉ tiêu | SỐ LƯỢNG THAM GIA THI TẠI TRƯỜNG | SỐ LƯỢNG THAM GIA XÉT TUYỂN | TỔNG | Tỷ lệ % | |||||
Số thí sinh ĐKDT | Số thí sinh đến thi | Trúng (6) | Xét tuyển (7) | Trúng tuyển (8) | Tổng (5)+(7) | Tổng trúng tuyển | Tổng | ||||
2009 | ĐH CQ | 500 | 0 | 0 | 0 | 966 | 503 | 966 | 503 | 390 | 78% |
CĐ CQ | 800 | 0 | 0 | 0 | 1198 | 1178 | 1198 | 1178 | 809 | 101% | |
ĐH VLVH | 182 | 175 | 142 | 9 | 9 | 184 | 151 | 140 | |||
ĐH LT CQ | 500 | 65 | 62 | 59 | 0 | 0 | 62 | 59 | 53 | 11% | |
CĐ LT CQ | 300 | 180 | 155 | 101 | 0 | 0 | 155 | 101 | 90 | 30% | |
TCCN | 1500 | 0 | 0 | 0 | 629 | 629 | 629 | 629 | 629 | 42% | |
2010 | ĐH CQ | 550 | 0 | 0 | 0 | 302 | 293 | 302 | 293 | 276 | 50% |
CĐ CQ | 700 | 0 | 0 | 0 | 704 | 656 | 704 | 656 | 635 | 91% | |
ĐH VLVH | 302 | 257 | 247 | 29 | 29 | 286 | 276 | 222 | |||
ĐH LT CQ | 1000 | 205 | 201 | 188 | 0 | 0 | 201 | 188 | 170 | ||
CĐ LT CQ | 228 | 214 | 187 | 0 | 0 | 214 | 187 | 171 | |||
TCCN | 650 | 0 | 0 | 0 | 462 | 456 | 462 | 456 | 456 | 70% | |
2011 | ĐH CQ | 550 | 881 | 610 | 179 | 278 | 277 | 888 | 456 | 434 | 79% |
CĐ CQ | 700 | 32 | 29 | 14 | 894 | 892 | 923 | 906 | 747 | 107% | |
ĐH VLVH | 750 | 110 | 81 | 79 | 25 | 25 | 106 | 104 | 76 | ||
ĐH LT VLVH | 62 | 59 | 59 | 0 | 0 | 59 | 59 | 59 | |||
ĐH LT CQ | 462 | 453 | 366 | 0 | 0 | 453 | 366 | 335 | |||
CĐ LT CQ | 134 | 128 | 115 | 0 | 0 | 128 | 115 | 104 | |||
TCCN | 800 | 0 | 0 | 0 | 606 | 606 | 606 | 606 | 587 | 73% | |
2012 | ĐH CQ | 500 | 647 | 516 | 143 | 90 | 89 | 606 | 232 | 231 | 46% |
CĐ CQ | 800 | 5 | 5 | 5 | 302 | 297 | 307 | 302 | 298 | 37% | |
ĐH VLVH | 250 | 66 | 52 | 52 | 11 | 11 | 63 | 63 | 52 | 20,8% | |
ĐH LT CQ | 200 | 364 | 351 | 342 | 0 | 351 | 342 | 319 | 160% | ||
CĐ LT CQ | 100 | 118 | 115 | 110 | 0 | 115 | 110 | 82 | 82% | ||
TCCN | 500 | 0 | 0 | 0 | 350 | 220 | 350 | 220 | 220 | 44% |
Năm | Hệ | Chỉ tiêu | SỐ LƯỢNG THAM GIA THI TẠI TRƯỜNG | SỐ LƯỢNG THAM GIA XÉT TUYỂN | TỔNG | Tỷ lệ % | |||||
Số thí sinh ĐKDT | Số thí sinh đến thi | Trúng (6) | Xét tuyển (7) | Trúng tuyển (8) | Tổng (5)+(7) | Tổng trúng tuyển (6)+(8) | Tổng | ||||
2013 | ĐH CQ | 800 | 517 | 386 | 121 | 353 | 351 | 739 | 472 | 357 | 45% |
CĐ CQ | 1200 | 4 | 2 | 2 | 236 | 233 | 238 | 235 | 212 | 18% | |
ĐH VLVH | 200 | 53 | 45 | 45 | 0 | 0 | 45 | 45 | 45 | 22,5% | |
ĐH LT VLVH | 101 | 92 | 92 | 0 | 0 | 92 | 92 | 92 | |||
ĐH VB2 CQ | 250 | 50 | 43 | 43 | 9 | 9 | 52 | 52 | 52 | 20,8% | |
ĐH LT CQ | 200 | 315 | 219 | 92 | 4 | 4 | 223 | 96 | 89 | 45% | |
CĐ LT CQ | 100 | 47 | 26 | 13 | 2 | 2 | 28 | 15 | 11 | 11% | |
TCCN | 400 | 0 | 0 | 0 | 268 | 268 | 268 | 268 | 240 | 60% | |
TỔNG CỘNG | 10499 | 9833 | 8683 |
PHỤ LỤC 2 Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường 1. Các ngành trình độ đại học, cao đẳng chính quy. 2. Các ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp. 3. Các ngành đào tạo liên thông cao đẳng, đại học chính quy. 4. Các ngành đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học. 5. Các ngành đào tạo đại học văn bằng 2. PHỤ LỤC 3 Danh mục các nguồn lực để thực hiện dự án tuyển sinh riêng 1. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: STT Nội dung Đơn vịtính Số lượng I Diện tích đất đai ha 20 II Diện tích sàn xây dựng 29.951 1 Hội trường/ Giảng đường/phòng học Số phòng phòng 40 Tổng diện tích m2 15705 1.1 Phòng học máy tính Số phòng phòng 480 Tổng diện tích m2 6 1.2 Phòng học ngoại ngữ Số phòng phòng 2 Tổng diện tích m2 100 1.3 Phòng nhạc, họa thất Số phòng phòng 2 Tổng diện tích m2 210 2 Thư viện/trung tâm học liệu Số phòng phòng 1 Tổng diện tích m2 1500 3 Phòng thí nghiệm 1, 2 Số phòng phòng 2 Tổng diện tích m2 112 4 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng phòng 1 Tổng diện tích m2 800 5 Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý Số phòng phòng Tổng diện tích m2 1664 6 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo Số phòng phòng 1 Tổng diện tích m2 832 7 Diện tích khác: Diện tích sân vận động m2 525
Trường Ðại học Kinh tế Công nghiệp Long An hiện có diện tích khuôn viên đất như cơ sở I (cơ sở chính) là 5,5 ha, cơ sở II là 2 ha, cơ sở III là 40 ha và cơ sở IV là 13,7 ha.
Diện tích phòng học và công trình khác hiện có của nhà trường là 29.951m2 sàn xây dựng. Năm 2014 nhà trường đưa vào sử dụng ký túc xá với diện tích 1664 m2 đáp ứng cho 600 chỗ ở cho sinh viên.
Hơn 10 phòng thí nghiệm, máy tính, xưởng thực hành với trang thiết bị hiện đại phục vụ học tập, nghiên cứu, thực hành, thực tập các môn học thuộc lĩnh vực Tin học, Xây dựng, Kiến trúc; phần mềm chuyên dùng cho các ngành của sinh viên, giảng viên của trường.
Phòng máy tính của Trường với khoảng 500 máy với cấu hình hiện đại:
Phòng thực hành các phần mềm chuyên dùng: phần mềm kế toán Việt Nam, kế toán Mỹ, phần mềm tin học thống kê, phần mềm báo cáo thuế. . . . .
Thực hành các môn mô phỏng doanh nghiệp:
Phòng mô phỏng doanh nghiệp huấn luyện: phòng thực hành sổ sách, chứng từ: kế toán, kiểm toán, sàn giao dịch chứng khoán.
Phòng thực hành doanh nghiệp huấn luyện tổ chức cho sinh viên “đóng vai” các chức danh chuyên viên kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp, cả trong mạng lưới quốc tế bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, ngân hàng, bảo hiểm và sàn giao dịch chứng khoán
Ngoài ra Thư viện trường với diện tích 1500 m2, được đầu tư các trang thiết bị cao cấp gồm hệ thống server chuyên dụng, hệ thống mạng và các thiệt bị phụ trợ, hệ thống máy tính cấu hình mạnh phục vụ công tác và tra cứu tài liệu. Cơ sở dữ liệu điện tử phong phú. Hơn 8844 đầu sách, hơn 20.061 quyển sách, với 5.866 đầu sách điện tử và nhiều đầu tạp chí…
Diện tích xây dựng bình quân hơn 4 m2 sàn/sinh viên.
2. Đội ngũ, nhân lực của trường (cán bộ nhân viên, giảng viên cơ hữu và giảng viên thính giảng) tính đến ngày 31/12/1013.
Hiện nay trường có trên 370 giảng viên; trong đó có 308 giảng viên cơ hữu bao gồm 2 GS-TS, 4 PGS-TS, 41 TSKH và tiến sĩ, 71 ThS và còn lại có trình độ Đại học.
Hội đồng Khoa học của trường với nhiều nhà khoa học đầu ngành tham gia như: GS-TS. NGND Huỳnh Văn Hoàng (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM), GS-TS. Hoàng Kiếm, GS-TS. Võ Minh Đức, PGS-TS. Lê Văn Tề, PGS-TS. Nguyễn Khắc Hùng, TS. Đặng Thị Phương Phi (nguyên Giám đốc Sở GD và ĐT Long An), TS. Đoàn Thị Hồng (nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Long An), TSKH. Lê Đình Tuấn v.v…
Với đội ngũ cán bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, đủ về chất và số lượng, nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội đến thời điểm này là gần 5.000 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên cho khắp mọi miền của đất nước, hơn nữa là sinh viên tốt nghiệp đã tìm và có vị trí tốt trong thị trường lao động hiện nay, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 6 tháng đầu sau khi tốt nghiệp là 71%, sau 1 năm là 85%.
Kết hợp giữa việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường phía nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cả nước theo nhu cầu phát triển và hội nhập.
Đội ngũ giảng viên của trường được phân tích theo biểu dưới đây Chia theo trình độ đào tạo Tổng số Giáo sư Phó giáo sư TSKH và tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Tổng số: (I+II+III) 455 2 5 51 114 236 17 30 I- Cán bộ nhân viên: 78 0 0 0 0 31 17 30 1- Cán bộ quản lý 33 2 2 8 10 10 1 Trong đó: Kiêm nhiệm giảng dạy 29 2 2 8 10 7 0 2- Cán bộ hành chính, nghiệp vụ, phục vụ (không bao gồm giảng viên ) 51 28 16 7 Trong đó: Kiêm nhiệm giảng dạy 4 4 3- Nhân viên phục vụ 23 23 II- Giảng viên 308 2 4 41 71 190 1. Cơ hữu 308 2 4 41 71 190 2. Hợp đồng có thời hạn 3. Thử việc III-Giảng viên thỉnh giảng 69 1 10 43 15 Trong đó giảng viên cơ hữu và giảng viên thính giảng theo khoa và theo bộ môn được thống kế như sau: Tổng số Chia theo trình độ đào tạo Giáo sư Phó giáo sư TSKH và Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Tổng số 377 2 5 51 114 205 0 0 Chia ra: 1.Khoa Kiến trúc Xây dựng 81 0 3 12 21 45 2.Khoa QTKD 47 1 0 9 17 20 3.Khoa KT-KT 41 6 12 23 4.Khoa TC-NH 43 1 9 11 22 5.Khoa CNTT 42 1 0 7 5 29 6.Khoa Nông học 5 1 4 7.Khoa ngoại ngữ: 35 0 0 1 13 21 0 0 Chia ra: 1.Tiếng Anh 34 1 12 21 2.Tiếng Trung 1 1 8. Ban ĐTKHCB 60 1 6 20 33 9.TT ĐTTX 5 4 1 10.BAN TCCN 18 7 11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÔNG NGHIỆP LONG AN PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN KỲ TUYỂN SINH RIÊNG ĐẠI HỌC, CAO ĐĂNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 201… Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. 1. Họ và tên:.................................................................. Ngày sinh: ......./........./................ Nơi sinh......................... Địa chỉ:............................................................................. ........................................................................................................................................................... Điện thoại liên lạc (để Trường báo tin):............................. Tên trường THPT (học lớp 10): .................................................................................................... Tên trường THPT (học lớp 11): .................................................................................................... Tên trường THPT (học lớp 12): .................................................................................................... 2. Khu vực: KV1, KV2-NT, KV2, KV3. Đối tượng ưu tiên: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07. (khoanh tròn vào khu vực và đối tượng ưu tiên, nếu có). 3. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu rõ các quy định về tiêu chí, điều kiện xét tuyển của nhà trường. Tôi đăng ký xét tuyển vào ngành:.................................................................................... Mã ngành: Dcccccc. Ccccccc. Khối đăng ký xét tuyển: cc (ghi rõ là A, A1, B, D1,2,3,4) 4. Điểm các môn tương ứng với khối xét tuyển ở các năm THPT như sau: Môn 1:...................... Môn 2:.................... Môn 3:....................... Lớp 10 HK1:........, HK2:....... HK1:.….., HK2:…... HK1:.….., HK2:…... Lớp 11 HK1:…..., HK2:.….. HK1:…..., HK2:.….. HK1:…..., HK2:.….. Lớp 12 HK1:.….. HK1:.….. HK1:.….. 5. Điểm thi tốt nghiệp của từng môn: .......................................................................................... ........................................................................................................................................................... 6. Vào thời điểm nộp hồ sơ này, tôi: ¨ Đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. ¨ Chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Tôi sẽ nộp bổ sung giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trước khi nhà trường tiến hành xét tuyển. Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng. Nếu sai, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin nêu trên. Xác nhận của Trường THPT hoặc Chính quyền địa phương (Ký tên và đóng dấu) ., ngày ... tháng ...... năm 201... Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)