ĐBSCL tập trung nguồn lực sửa sang trường lớp cho năm học mới

GD&TĐ - Chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020, các địa phương ở ĐBSCL đang tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trang thiết bị, trường lớp. Ưu tiên hàng đầu hiện nay ở khu vực là đầu tư xây dựng trường lớp đảm bảo dạy, học 2 buổi/ngày.

Giáo viên Trường Mẫu giáo Phương Phú (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) quét dọn, tạo cảnh quan trường học trong dịp hè. Ảnh: Q. Ngữ
Giáo viên Trường Mẫu giáo Phương Phú (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) quét dọn, tạo cảnh quan trường học trong dịp hè. Ảnh: Q. Ngữ

Chủ động kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất

Từ đầu hè, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học tại đơn vị; Lập các thủ tục theo quy định để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các hạng mục hư hỏng; Đồng thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện sửa chữa, thay thế, khắc phục kịp thời các hạng mục hư hỏng, cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn đối với học sinh trước ngày khai giảng năm học 2019 - 2020.

Năm học 2019 - 2020 là năm học có ý nghĩa quan trọng, là năm học bản lề để tiến tới triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, các địa phương đang tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, sửa chữa trường lớp.

Ông Huỳnh Hữu Thoại - Trưởng phòng GD&ĐT TP Vị Thanh (Hậu Giang) cho biết: Ngay trong hè, Phòng chỉ đạo các trường kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa. Những hạng mục nào cần sửa chữa nhỏ thì trường huy động nguồn lực để thực hiện; còn sửa chữa lớn thì lập kế hoạch để bổ sung kinh phí. Từ nguồn vốn xổ số kiến thiết tài trợ, địa phương xem xét nhu cầu từng trường để bổ sung bàn ghế, sửa chữa nhà vệ sinh cho một số trường học đang bị xuống cấp, cần thiết. Phòng tiến hành tham mưu UBND thành phố bổ sung kinh phí để thực hiện sửa chữa hàng rào, sân trường và công trình phụ trợ cho một số trường học…

Tại TP Vĩnh Long (Vĩnh Long), công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trường lớp cho năm học mới cũng được bắt đầu từ tháng 6. Theo ông Ngô Thanh Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long: Việc xây dựng, sửa chữa có chủ trương trước ngày 30/6 sẽ kết thúc trước ngày 1/8 để đảm bảo tiến độ...

HS ĐBSCL đến trường mùa lũ. Ảnh minh họa
 HS ĐBSCL đến trường mùa lũ. Ảnh minh họa

Đầu tư chuẩn bị Chương trình GDPT mới

Để tháo gỡ khó khăn này, các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp, đặc biệt là hướng tới xây trường đạt chuẩn quốc gia. Như TP Cần Thơ ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

Cách làm của TP Cần Thơ là thực hiện phân cấp quản lý về ngân sách, xây dựng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học, giao cho quận, huyện quản lý các dự án từ trường THCS đến mầm non. Do đó, tiến độ đầu tư đạt yêu cầu đặt ra hàng năm. Năm 2018, thành phố đầu tư trang thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện nhiệm vụ năm học là 62,1 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ cho các trường đạt chuẩn quốc gia theo danh mục và tái chuẩn là 40 tỷ đồng.

Với cách làm này, việc xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia, kết hợp với việc xây dựng xã nông thôn mới theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao hàng năm được chú trọng. Năm 2018, tham mưu UBND thành phố công nhận 26/23 trường (đạt và vượt 13,04% chỉ tiêu).

Theo ông Bùi Quý Khiêm - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, các đơn vị phải chủ động kiểm tra, rà soát và tăng cường tính chủ động, tự chủ trong việc tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng Chương trình GDPT mới...

Để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, các địa phương đang tập trung đầu tư nguồn nhân lực, vật lực. Tuy nhiên, việc dạy học 2 buổi/ngày cũng là một thách thức đối với địa phương có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Ở ĐBSCL, những tỉnh có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp là Cà Mau (48,7%), Trà Vinh (48,3%), An Giang (48,3%)… Nguyên nhân của việc chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày do địa phương có khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.