ĐBQH đề nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

GD&TĐ - Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận.

Cải tiến, điều chỉnh kịp thời

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái) đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo hướng chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ áp dụng trong thực tiễn.

Giải thích từ ngữ đầy đủ, hạn chế tối đa việc dẫn chiếu quá nhiều các văn bản trong cùng một nội dung.

Đối với cấp xã nên ban hành dưới dạng Sổ tay hướng dẫn thực hiện; đồng thời bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng việc phối hợp lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình dự án khác để thuận lợi cho quá trình giải ngân các nguồn vốn, hạn chế việc chồng chéo, trùng lắp vào địa bàn, đối tượng nguồn vốn gây thất thoát, lãng phí làm giảm hiệu quả của các chương trình.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị, Chính phủ xem xét giao chung vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đã được ban hành, không thực hiện giao theo lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần như hiện nay, để tạo sự chủ động linh hoạt cho các địa phương xem xét kinh phí thực hiện cho cấp huyện.

Có cơ chế đặc thù ưu đãi trong tổ chức thực hiện các chương trình cho các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn theo hướng được tỷ lệ hỗ trợ cao hơn để các địa phương này có thêm nguồn lực trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của 3 chương trình chưa được giải ngân hết chuyển sang tiếp tục thực hiện đến hết 31/12/2024.

Về phương thức quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý theo kết quả đầu ra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, theo dõi đánh giá được tiến độ thực hiện so với các mục tiêu đã đề ra, kịp thời phát hiện được các khiếm khuyết và có các biện pháp cải tiến điều chỉnh kịp thời trong thực thi các cơ chế chính sách của các chương trình…

Sớm ban hành cơ chế hướng dẫn

Đại biểu Phạm Thị Kiều.

Đại biểu Phạm Thị Kiều.

Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đánh giá cao Báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự đồng bộ, thuận lợi, tránh sự chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành Trung ương nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách Nhà nước để thực hiện cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Vì mỗi chương trình ban hành một cơ chế, quy định riêng, dễ gây nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình áp dụng thực hiện, đồng thời dễ gây bất đồng, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện.

Về nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn của giai đoạn 2021-2025 kể cả nguồn vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 đến hết giai đoạn 2025.

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ quy định cho phép UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp để đảm bảo tính kịp thời.

Vì theo đại biểu, thực tế hiện nay việc triển khai thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia bước sang năm thứ 3 nhưng còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các Chương trình, nhất là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn.

"Đề nghị các Bộ, ngành liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng, để sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định", đại biểu Phạm Thị Kiều nói.

Đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị nghiên cứu thành lập một mô hình Văn phòng điều phối chung trực thuộc UBND cấp tỉnh để thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình, trong đó cần xác định vị trí pháp lý rõ ràng biên chế của Văn phòng được sử dụng, trưng dụng tại các cơ quan, đơn vị mà hiện đang tham mưu thực hiện 3 Chương trình và không làm phát sinh biên chế các tỉnh, đồng thời bố trí nguồn kinh phí để Văn phòng hoạt động hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỹ dự báo thảm họa vào cuối năm 2025

Mỹ dự báo thảm họa vào cuối năm 2025

GD&TĐ - Lầu Năm Góc dự báo đáng lo ngại rằng, với đà tấn công mạnh hiện nay của quân Nga, tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine sẽ sụp đổ vào cuối năm 2025.

Nếu cà chua được sử dụng làm thực phẩm sống, chẳng hạn như salad, bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich, thì không cần phải gọt vỏ. (Ảnh: ITN).

Mẹo bóc vỏ cà chua siêu nhanh

GD&TĐ - 3 phương pháp dưới đây giúp bạn tiết kiệm thời gian giúp việc bóc vỏ cà chua nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Minh họa/INT

Sứ mệnh của gấu trúc

GD&TĐ - Mỹ - Trung lâm vào căng thẳng cả về ngoại giao lẫn kinh tế trong suốt những năm qua khiến chương trình 'ngoại giao gấu trúc' bị ảnh hưởng.

Sir Alex Ferguson chính thức rời Man United.

Man United chia tay Sir Alex Ferguson

GD&TĐ - Tờ Athletic tiết lộ, tỷ phú Sir Jim Ratcliffe, đồng chủ sở hữu Man United đã chấm dứt hợp đồng với Sir Alex Ferguson.