ĐBQH đề nghị mở rộng đào tạo ngành nghề các lĩnh vực còn thiếu lao động

GD&TĐ - Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đề nghị cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho các lĩnh vực còn thiếu lao động.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương).
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương).

Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đồng tình với việc tăng chi cho giáo dục và đào tạo, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) mong muốn quan tâm hơn nữa cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Hiện, mới có 28% lao động được đào tạo, cấp chứng chỉ, còn 72% chưa được qua đào tạo, cấp chứng chỉ, tương đương hơn 37 triệu lao động chưa được qua đào tạo.

Thực trạng này sẽ khó chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khó nắm bắt được ngành nghề kinh tế mới và thực hiện đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị, thời gian tới, cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho các lĩnh vực còn thiếu lao động; liên kết với các nước tiên tiến để đào tạo các lĩnh vực mới và khai thác triệt để các quỹ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

daongocdung.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội.

Phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh chú trọng việc đào tạo nhân lực đại trà, cần chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tập trung vào 2 đề án lớn và một số vấn đề cơ bản. Đề án thứ nhất là phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Thứ hai là đề án phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.

Một số đề án cần phải quan tâm là có chính sách hữu hiệu, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và khu vực công. Trong đào tạo đại học, chú trọng nghiên cứu khoa học, đặc biệt phải lấy tự chủ đại học là khâu đột phá.

Trong giáo dục nghề nghiệp, tập trung đổi mới theo hướng mở linh hoạt, hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước, trong đó kết nối doanh nghiệp phải là khâu đột phá.

Theo Bộ trưởng, 2 vấn đề lớn bắt đầu từ năm 2025 phải xây dựng chính sách là: Xây dựng chính sách khung, chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số; thứ hai là điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, đây là vấn đề rất quan trọng và có tính chất chiến lược.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.