ĐBQH chất vấn Bộ trưởng về lời hứa “trả lại” dòng sông trong xanh sau 5 năm

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói: Thời gian sau 5 năm để những dòng sông này trở lại như xưa, xanh, đẹp là có những điều kiện:

Trước hết, để xử lý môi trường các dòng sông, đặc biệt là các dòng sông liên tỉnh thì quan điểm là phải xử lý tại nguồn, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm xử lý.

Trên thực tế, theo các thống kê thì vấn đề ô nhiễm của các dòng sông này có liên quan đến các địa phương. Chúng ta đã có một đề án tổng thể về xử lý ô nhiễm môi trường lưu sông, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả. Hiện nay chưa bố trí được nguồn lực, vấn đề công nghệ nào để xử lý đối với nước thải sinh hoạt.

“Từ góc độ này, tôi đã có khuyến nghị, việc xử lý nhà nước phải chịu trách nhiệm ở góc độ các chính quyền địa phương cần bố trí, đánh giá các nguồn thải và lựa chọn các mô hình để xử lý.

Mô hình hiện nay công nghệ không phải khó, thực tế thành phố Hà Nội đã có 2-3 mô hình xử lý trên từng đoạn sông và các làng nghề, tập trung vào nước thải sinh hoạt. Với mô hình này nếu chúng ta tính toán chi phí từ nhà nước, trong đó có sự tham gia của các đối tượng là từ người dân, từ làng nghề, những người sản xuất thì chúng ta hoàn toàn tính toán thu hút xã hội hóa để xử lý” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết có mấy vướng mắc. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp muốn vào, nhưng thực tế việc lựa chọn đối tác công tư, các quy trình, thủ tục đấu giá không khác với nguồn vốn nhà nước nên cũng cản trở, làm chậm việc thu hút nguồn lực xã hội hóa.

Hai là, phải làm rõ trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư hạ tầng.

Ba là phải xác định được doanh nghiệp có công nghệ và năng lực để xử lý.

Bốn là cần xem xét lại cơ chế để tính chi phí xử lý, trong đó có nhà nước, người dân và có lợi nhuận cho doanh nghiệp thì khi đó sẽ làm được.

“Thời gian tới, bên cạnh những mô hình chúng ta đang có là các Ban Chỉ đạo về bảo vệ môi trường lưu vực thì phải gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương và phải tiến hành xã hội hóa, trên cơ sở đó chúng ta mới có thể giải quyết được” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm rõ: Trách nhiệm giải quyết ô nhiễm môi trường của sông Đáy, sông Nhuệ thì Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm giải quyết từ những nguồn lực trung ương và các giải pháp quản lý nhà nước của bộ.

Nhưng các địa phương trên 2 dòng sông này cũng phải chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường và cơ chế phối hợp. Có nghĩa là nguồn lực của trung ương, của địa phương và xã hội hóa.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng qua câu hỏi của đại biểu Trần Tất Thế, rà soát lại trách nhiệm của Bộ và của các địa phương, chung tay cùng bảo vệ các dòng sông này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...