Báo động tội phạm môi trường nước

GD&TĐ - Hàng loạt những vấn đề cấp bách đặt ra với môi trường nước sông là động lực để thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến - Đội trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) CATP Hà Nội – tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến (cầm hoa) trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ chiều 21/9
Thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến (cầm hoa) trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ chiều 21/9

Đề tài tâm huyết này cũng là luận án tiến sĩ được thiếu tá trẻ bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân chiều nay (21/9).

Những vấn đề nghiêm trọng với ô nhiễm môi trường nước sông

Thực hiện đề này này, thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến đã tiến hành nghiên cứu đã làm rõ tình hình, diễn biến và đặc điểm của tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta từ năm 2007 đến năm 2016.

Đồng thời, khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường từ năm 2007 đến năm 2016; làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.

Nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm môi trường tại các sông trên khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đang ở mức nghiêm trọng và một số nơi trở nên báo động, thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến cho biết, kết quả quan trắc chất lượng nước tại các sông thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho thấy các thông số đều vượt chỉ tiêu cho phép từ 2 - 50 lần.

Ô nhiễm môi trường nước các sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy có xu hướng diễn biến phức tạp, với tính chất nghiêm trọng và quy mô lớn hơn so với các sông khác, do đây là những sông tiếp nhận hầu hết các nguồn thải từ những khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc…

Công tác xử lý, xử lý chất thải rắn, nước thải chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, dẫn đến tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nước sông trong sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải…

Mặc dù đã hình thành các Ủy ban Bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, theo thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc nắm, theo dõi chất lượng nước mà chưa triển khai hiệu quả các giải pháp tổng thể trong quản lý, bảo vệ môi trường nước sông theo khu vực.

Trước thực trạng trên, lực lượng Cảnh sát môi trường đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ, đã phát hiện, ngăn chặn trên 1.200 vụ xả nước thải vượt chuẩn nhiều lần, trong đó có trên 900 vụ gây ô nhiễm môi trường nước sông trên địa bàn các tỉnh khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, điều tra xử lý các hành vi vi phạm còn nhiều hạn chế như tiến hành chưa thường xuyên, chưa đảm bảo tập trung phòng ngừa trên các địa bàn, tuyến trọng điểm, công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý còn bộc lộ nhiều bất cập về hình thức, nội dung, trình tự tiến hành, chưa làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản.

“Những hạn chế trên là do sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, đồng bộ dẫn đến quản lý chồng chéo, trùng dẫm của các cơ quan Bộ, ngành; những bất cập về cơ sở pháp lý, thẩm quyền, nhận thức, trình độ nghiệp vụ theo chức năng của lực lượng cảnh sát môi trường; chế tài xử lý cưa đủ sức răn đe; khâu kiểm soát đầu vào của nguồn nguyên liệu; hạn chế trong việc thông tin, tuyên truyền phổ biến về tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông” – thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến chia sẻ khi trình bày tóm tắt luận án trước hội đồng bảo vệ Tiến sĩ.

Thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến trả lời câu hỏi bảo vệ luận án tiến sĩ chiều 21/9 tại Học viện Cảnh sát nhân dân
 Thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến trả lời câu hỏi bảo vệ luận án tiến sĩ chiều 21/9 tại Học viện Cảnh sát nhân dân

Những giải pháp có tính hệ thống

Trên cơ sở các nghiên cứu, luận án của thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến đã dự báo tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường theo chức năng cảnh sát môi trường trong thời gian tới.

Theo đó, giải pháp đầu tiên được nữ chiến sĩ cảnh sát nhắc tới là tham mưu hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường nước sông, môi trường lưu vực sông.

Cùng với đó, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ của lực lượng Cảnh sát môi trường phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường nước sông khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sử dụng đồng bộ, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Cùng giải pháp xây dựng, hoàn thiện cơ chế, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát môi trường với các ngành, cơ quan chức năng, phòng ngừa tội phạm, thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến cho rằng, cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Cảnh sát môi trường công an các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu quan trắc, kiểm định môi trường phục vụ phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông.

Thiếu tá Vũ Thị Hoàng Yến từng là một trong 142 nữ cảnh sát tiêu biểu vừa được Bộ Công an tuyên dương, 6 gương mặt điển hình có những chiến công đặc biệt xuất sắc mời lên giao lưu. Năm 2014, chị là 1 trong 10 gương mặt trẻ Công an thủ đô Hà Nội.

Với luận án phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo chức năng của lực lượng cảnh sát môi trường, lần đầu tiên hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường được nghiên cứu, đề cập một cách cụ thể, toàn diện, đảm bảo tính hệ thống.

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học tội phạm và điều tra tội phạm cấp Tiến sĩ tại Việt Nam nghiên cứu khía cạnh chuyên sâu về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường nước gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và hoạt động phòng ngừa theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.