Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam và Ru-ma-ni

GD&TĐ - Trong ba ngày 20, 21, 22/1/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có chuyến công tác thăm chính thức nước Cộng hòa Ru-ma-ni.

Thủ tướng hai nước cùng lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ sở giáo dục đại học.
Thủ tướng hai nước cùng lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ sở giáo dục đại học.

Nhiều hoạt động tăng cường hợp tác giáo dục giữa hai nước

Với tư cách thành viên chính phủ tháp tùng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tham dự các sự kiện: dự lễ đón chính thức; hội đàm với Thủ tướng Ru-ma-ni; dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ru-ma-ni; gặp Tổng thống Ru-ma-ni; gặp Chủ tịch Thượng viện Ru-ma-ni; gặp Chủ tịch Hạ viện Ru-ma-ni;

Bộ trưởng cũng tham dự hoạt động Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và phát biểu tại trường Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest; chứng kiến lễ ký kết và trao văn kiện hợp tác của các Bộ và các cơ sở đại học; thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Ru-ma-ni; gặp đại diện các Hội người Việt Nam tại Ru-ma-ni; thăm Viện Nghiên cứu và Phát triển tin học quốc gia ICI; thăm tỉnh Prahova.

Sáng ngày 22/1, tại Phủ Thủ tướng Ru-ma-ni, hoạt động ký kết 3 biên bản hợp tác của các Bộ và 15 biên bản hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Ru-ma-ni đã diễn ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước.

Các biên bản hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học có nội dung về: trao đổi giảng viên, sinh viên; phối hợp triển khai các dự án quốc tế, các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu trong các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi, âm nhạc, nông lâm, y dược, kinh tế, quản trị kinh doanh,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại trường UTCB.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại trường UTCB.

Trước đó, chiều ngày 21/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chuyến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest (UTCB).

Trong bài phát biểu, Thủ tướng vui mừng trước sự phát triển, lớn mạnh của Nhà trường; trân trọng cảm ơn các giảng viên trong trường đã giúp đỡ, giảng dạy trong thời gian ông học tập và nghiên cứu tại đây; trân trọng và đánh giá cao sự hỗ trợ và ủng hộ của đất nước Ru-ma-ni dành cho Việt Nam.

Ngay sau hoạt động phát biểu của Thủ tướng, tại trường UTCB, đã diễn ra workshop giữa Liên minh các trường khoa học kỹ thuật của Ru-ma-ni và 4 trường đại học kỹ thuật của Việt Nam; hoạt động ký kết 5 biên bản hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học.

Trong đó, có 4 biên bản hợp tác được ký kết giữa 4 trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học mở TP.Hồ Chí Minh) và Trường UTCB; 1 biên bản hợp tác được ký kết giữa Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn và trường Đại học Bách khoa Timisoara.

Nội dung các văn bản ký kết về: trao đổi giảng viên, sinh viên; phối hợp triển khai các dự án quốc tế, các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu.

Workshop giữa Liên minh các trường khoa học kỹ thuật của Ru-ma-ni và 4 trường đại học kỹ thuật của Việt Nam.
Workshop giữa Liên minh các trường khoa học kỹ thuật của Ru-ma-ni và 4 trường đại học kỹ thuật của Việt Nam.

Tình hình hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ru-ma-ni

Bộ GD&ĐT cho biết, trong những năm qua, Ru-ma-ni đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ, chủ yếu là trong những năm cả hai nước đều thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày 15/1/2008, được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ru-ma-ni Lê Mạnh Hùng đã ký Chương trình hợp tác giáo dục Việt Nam - Ru-ma-ni giai đoạn 2008-2010 tại Bucarest, Ru-ma-ni. Chương trình hợp tác có hiệu lực đến hết ngày 16/1/2011.

Tháng 7/2013, nhân chuyến thăm Việt Nam của Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục Quốc gia Ru-ma-ni, Lãnh đạo hai Bộ đã ký kết “Chương trình hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia Ru-ma-ni giai đoạn 2013-2015.

Tháng 7/2016, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng nước Ru-ma-ni, Lãnh đạo hai Bộ đã ký kết '‘Chương trình hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia và Nghiên cứu khoa học Ru-ma-ni giai đoạn 2016-2020”.

Ngày 19/4/2023, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Ru-ma-ni đã ký “Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ru-ma-ni giai đoạn 2022- 2026”.

Tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Ru-ma-ni hiện có 36 người, trong đó có 22 sinh viên đại học, 5 thạc sĩ và 9 tiến sĩ.

Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, phía Việt Nam đã tuyển sinh được 65 ứng viên đi học diện Hiệp định tại Ru-ma-ni, trong đó có 33 sinh viên đại học, 17 thạc sĩ và 15 tiến sĩ, đạt 65% chỉ tiêu học bổng.

Tất cả các sinh viên học tại Ru-ma-ni đều đã hoàn thành tốt và đúng hạn khóa học. Hiện nay, Ru-ma-ni đang cho phép sinh viên Việt Nam theo học tại các ngành học mà Ru-ma-ni có thế mạnh.

Hằng năm, phía Việt Nam dành cho Ru-ma-ni 20 suất học bổng đại học và sau đại học theo diện Hiệp định. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2019, phía bạn chỉ cử 4 lưu học sinh sang học tập chuyên ngành Tiếng Việt, Lịch sử và Luật. Từ năm 2020 đến nay, phía bên bạn không đề cử lưu học sinh do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.