Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với UNICEP

Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với UNICEP

(GD&TĐ) – Hôm nay, 25/8/2011, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo chương trình hợp tác giữa tổ chức UNICEF và Bộ GD-ĐT với chủ đề thảo luận những vấn đề trọng tâm trong chương trình hợp tác, chu kỳ 2012-2016 giữa hai bên; Tìm hiểu về các ưu tiên của Bộ GD-ĐT để hỗ trợ cho trẻ em thiệt thòi; Xây dựng đề cương chi tiết cho dự án. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo, cùng đại diện các vụ chức năng, Phó trưởng đại diện UNICEF- ông Jean Dupraz.. v.v..

Kết quả được ghi nhận

Theo ông Jean Dupraz, Phó trưởng đại diện UNICEF, Bộ GD&ĐT Việt Nam là đơn vị thứ 2 trong số các đơn vị được nhận sự hỗ trợ của tổ chức. Chương trình hợp tác hiện tại giữa Bộ GD&ĐT và UNICEF đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thứ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý GD có thêm thông tin, kiến thức và hiểu về GD thông qua kết quả các nghiên cứu như: Nghiên cứu GD song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, giai đoạn 2008-2015; nghiên cứu chuyển tiếp từ Tiểu học lên THCS của trẻ em gái dân tộc thiểu số; khảo sát trường PTDT nội trú; Nghiên cứu về GD trong trường hợp khẩn cấp; Nghiên cứu về trẻ em bỏ học.

1. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo

Thứ hai, hoàn thiện các tiêu chuẩn về chất lượng và công bằng GD. Cụ thể: Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở 1.000 trường trường ở cả bậc mầm non và tiểu học tại 18 tỉnh và ở 50 trường THCS của 8 tỉnh thành phố; Xây dựng chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; Tích hợp GD kỹ năng sống vào chương trình GD phổ thông; Xây dựng khung GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Thứ ba, xây dựng chính sách và pháp lý như Chương trình GD trong Luật cho người khuyết tật, Nghị định về dạy và học tiếng dân tộc, chính sách cho HS Trường PTDT bán trú; Chỉ thị tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS trong ngành GD.

Toàn bộ kinh phí mà UNICEF đã chuyển cho GD ở cấp trung ương và địa phương giai đoạn vừa qua là 11.247.186 USD. Kon Tum là tỉnh nhận hỗ trợ nhiều nhất với 631.305 USD, thứ hai là tỉnh Điện Biên, 611.539. Thấp nhất là TP.HCM, hơn 4.543 USD.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, trong những năm vừa qua, sự phối hợp triển khai giữa UNICEF và Bộ GD-ĐT, cụ thể các địa phương đã đem lại hiệu quả cao. UNICEF hỗ trợ từ GDMN đến TH… thông qua các dự án như Trường học thân thiện, HS tích cực, dạy tiếng Việt thông qua tiếng mẹ đẻ, tiếp cận hỗ trợ trẻ em thiệt thòi…vv. Những đóng góp đó đã góp phần nâng cao chất lượng GD, đặc biệt GD vùng khó của Việt Nam.

Định hướng hợp tác 2012-2016

Ưu tiên phát triển GD vùng khó, đặc biệt nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi, đó là mục tiêu hợp tác giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam với UNICEF trong 5 năm tới. Đến năm 2016, tăng cường chất lượng và hiệu quả quản lý của hệ thống GD-ĐT, tăng cường tiếp cận ở MN, TH, GDTX, đặc biệt dành cho nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất. Định hướng chính trong chương trình hợp tác giữa hai bên trong nhiệm kỳ tới là các chương trình được lồng ghép vào một kế hoạch giữa Chính phủ Việt Nam với UNICEF, bối cảnh thay đổi tại Việt Nam, cách tiếp cận bình đẳng và dựa trên quyền, bảo vệ trẻ em và an sinh xã hội, truyền thông vì phát triển và sự tham gia của khối tư nhân.

2.	Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Cũng tại cuộc Hội thảo, tổ chức UNICEF đã đưa ra những thách thức trong GD mà chương trình hợp tác hai bên cần giải quyết: Sự khác biệt giữa tỉ lệ nhập học, khả năng chuyên cần, tỉ lệ tốt nghiệp và kết quả học tập giữa các nhóm HS khác nhau; Cơ hội tiếp cận với GD chất lượng và phù hợp còn hạn chế đối với trẻ em thiệt thòi vùng sâu, vùng xa; Những rào cản đối với GD hòa nhập cho nhóm thiệt thòi; Kỳ thị và phân biệt đối xử; Giúp trẻ em sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu và những thiên tai khẩn cấp.
Những ưu tiên cho chương trình hợp tác cũng được đề xuất. Chẳng hạn vấn đề về GD hòa nhập, nâng cao năng lực hệ thống GD. Cụ thể, với mỗi tỉnh thành mà UNCEF chọn lựa, vấn đề giải quyết có sự khác nhau. Như Kon Tum, Điện Biên, Ninh Thuận, An Giang, Gia Lai và Lào Cai cùng chung giải quyết vấn đề rào cản ngôn ngữ. Song khác biệt là có nơi tập trung cho PTDT bán trú, năng lực GV, GV, HS dân tộc, biến đổi khí hậu. Còn Đồng Tháp, tập trung giải quyết vấn bỏ học và nguy cơ bỏ học của HS. Hoặc TP.HCM coi trọng vấn đề nhập cư, trẻ em nghèo, lao động trẻ em và trường tư thục…vv.

Tại Hội thảo, ông Lê Văn Điểu, GĐ Trung tâm Nghiên cứu GDDT- Viện KHGD Việt Nam đề xuất: Tập trung biên soạn tài liệu lớp 4,5; Triển khai nhân rộng mô hình song ngữ; Xây dựng chiến lược đào tạo GV dạy chương trình song ngữ trong các trường ĐH, CĐ. Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học nhấn mạnh: Các kết quả triển khai kế hoạch của Dự án ở các địa phương cần được báo cáo định kỳ về Bộ GD-ĐT. Thứ hai, đảm bảo GD dân tộc phát triển bền vững, cần nâng cao khả năng tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số. Vụ trưởng Vụ GDMN Lê Minh Hà cho rằng, nhiều năm qua UNICEF đã hỗ trợ phát triển GDMN, đề nghị trong thời gian tới dự án tiếp tục triển khai cho bậc học này…vv.

Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:
-    Đồng tình hướng đầu tư, trọng tâm hợp tác và triển khai chi tiết.
-    Đề nghị duy trì hỗ trợ cho GDMN.
-    Vụ Hợp tác quốc tế là đầu mối, phối hợp với UNICEF xây dựng đề cương chi tiết để trình Bộ Kế hoạc đầu tư cho đúng tiến độ.
-    Thống nhất công khai hoạt động GD toàn quốc từ trung ương đến địa phương.
-    Nếu thấy tốt, Bộ GD-ĐT sẽ nhân rộng kết quả của các tỉnh đã nhận sự hỗ trợ của UNICEF sang các tỉnh khác.

Việt Hoa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.