Đẩy mạnh công tác giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS

GD&TĐ - Công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS.
Đẩy mạnh công tác giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS.

Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một vấn nạn lớn của xã hội, một trở ngại lớn đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước nói chung và Cao Bằng nói riêng.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, dân số, giáo dục, chăm sóc trẻ em và là một trong những lực cản đối với sự phát triển tiến bộ xã hội.

Theo đó, các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần nâng cao đời sống, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS.

Đặc biệt thực hiện Tiểu dự án 2 - giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên, xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước…

Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Cao Bằng đã triển khai 7 mô hình tại các xã, huyện có nhiều nguy cơ tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và kết hôn trẻ em, cũng như làm rõ những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra.

Tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thời gian qua, huyện đã lồng ghép các hoạt động tuyên truyền trong các hoạt động giao lưu văn hóa, các cuộc họp ở địa phương; lồng ghép các thiết chế văn hóa, quy ước, hương ước nếp sống văn hóa của từng vùng dân tộc.

Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn vẫn còn cao, giai đoạn năm 2015 - 2023, có 354 cặp tảo hôn, trong đó, kết hôn nam thấp nhất là 11 tuổi, nữ là 12 tuổi, các trường hợp tảo hôn ở nữ nhiều hơn nam. Hôn nhân cận huyết thống còn 13 cặp, ở các xã Lương Thông, Thượng Thôn, Yên Sơn…

Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh DTTS.

Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh DTTS.

Sử dụng kinh phí có hiệu quả

Năm 2016, huyện Hà Quảng được Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng chọn xã Bình Lãng làm điểm về triển khai mô hình, năm 2019 đến nay, huyện triển khai thực hiện mô hình điểm ở xã Nội Thôn. Năm 2022, huyện được giao 150 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2023, tổng kinh phí được giao thực hiện gần 550 triệu đồng.

Ông Bàn Quế Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Cao Bằng cho rằng, Ban Dân tộc tỉnh cần tiếp tục tham mưu cho Ban chỉ đạo rà soát và ban hành các văn bản thực hiện đề án theo từng năm. Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt cần có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hướng dẫn các huyện sử dụng kinh phí hiệu quả.

Thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn các xã xây dựng hệ thống dữ liệu, cập nhật thông tin thường xuyên về số cặp hôn nhân trên địa bàn. Tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh thường xuyên kiểm tra cấp huyện, xã trong thực hiện đề án, từ đó có những định hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực trong thời gian tiếp theo.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh có 31.126 cặp kết hôn, trong đó, có 2.092 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chiếm 6,72%, trong đó, cặp tảo hôn 2 người là 994 cặp, tảo hôn 1 người là 1.069 cặp độ tuổi tảo hôn thấp nhất với nữ là 14 tuổi, nam là 11 tuổi xảy ra ở các địa bàn có dân tộc Mông, Dao, Nùng, Tày, Sán Chỉ, Lô Lô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.