Đây là 'thủ phạm' khiến bạn chìm đắm trong nỗi đau bị phản bội

GD&TĐ - Ai từng bị phản bội sẽ không dễ dàng quên đi cảm giác tồi tệ mà người kia gây ra cho mình dù đã nói là sẽ tha thứ.

Đây là 'thủ phạm' khiến bạn chìm đắm trong nỗi đau bị phản bội

Khi đứng trước nỗi đau bị phản bội, có những người thương tích đầy mình nhưng họ vẫn có thể thoát ra, nhưng ngược lại cũng có những người lại càng ngày càng lún sâu để rồi đẩy bản thân đi quá giới hạn chịu đựng.

Vậy tại sao cùng chung một nỗi đau mà người khác có thể giải thoát bản thân còn bạn thì không? Chuyên gia tâm lý Tuệ An đưa ra 4 nguyên nhân khiến bạn không thể thoát ra được khi bạn cứ đắm chìm trong thù hận, ghen tuông.

Không thể dễ dàng tha thứ cho nửa kia

Đơn giản là vì bạn đã hy sinh cho họ quá nhiều, bạn đã luôn tin tưởng người đó cho tới tận cùng, nên khi phải đối diện với sự thật người ấy quay lưng với bạn khiến cho bạn không thể nào chấp nhận được.

Bạn cảm thấy dường như bạn đã mất đi tất cả, đất trời như sụp đổ, cuộc sống của bạn lâm vào bế tắc, tất cả những hạnh phúc bạn từng mong chờ đến nay đều tan tành chỉ vì sự phản bội của người kia. Vậy nên, nhắc đến hai từ tha thứ là quá khó để bạn làm được.

Tự nhấn chìm bản thân trong nỗi đau đó

Sau khi biến cố ập đến với cuộc sống yên bình của mình, bạn chỉ biết oán trách và giận hờn đối phương, cả ngày bạn chỉ nghĩ đến những thương tổn mà người ấy đã gây ra cho bạn, hay nói cách khác, bạn đã cho nỗi đau quyền làm chủ và chi phối chính bản thân mình.

Vì những nỗi đau ấy mà bạn quên đi bản thân, không còn chăm chút cho chính mình, ăn mặc lôi thôi lộn xộn, đầu bù tóc rối, da dẻ thâm sạm và sức khỏe sa sút. Bạn vô tình quên đi những vai trò bạn đang nắm giữ, quên đi những đứa con của bạn cần bạn biết bao, quên rằng bạn vẫn còn cha mẹ già phải lo, quên mất người thân và bạn bè luôn sẵn lòng ở bên và hỗ trợ bạn.

Dẫu biết rất khó để thoát ra khỏi nỗi đau mà sự phản bội đem đến, nhưng bạn không thể để cho nỗi đau ấy bao trùm lấy bạn và nhấn chìm bạn hoàn toàn. Ngoài kia còn bao điều tốt đẹp đang chờ, bao người tốt đang đợi, sao bạn lại tự hủy hoại bản thân vì những điều không đáng?

Quá khó để bạn tự đưa ra sự lựa chọn

Bạn biết không, trên đời này điều đau khổ nhất chính là buông không được mà níu cũng không xong. Tâm trí bạn luôn quanh quẩn với những nỗi đau dai dẳng mà người bạn đời gây ra cho bạn. Dù bạn còn thương nhưng lại không thể chịu đựng được thêm, cứ mỗi lần bạn nghĩ mình vượt qua được rồi thì cơn đau ấy lại bùng phát dữ dội.

Hoặc là bạn muốn chấm dứt nhưng nghĩ tới con cái hay gia đình hai bên là bạn lại lưỡng lự và không thể đưa ra quyết định dứt khoát được.

Bạn cứ ở trong tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội” ấy mãi để rồi bản thân càng ngày càng lâm vào bế tắc, như thể lạc vào mê cung mà chẳng tìm thấy lối ra.

Đánh mất niềm tin ở người bạn đời

Khi bạn không còn tin tưởng, bạn sẽ dễ dàng suy diễn nhiều hơn, bạn trở thành kẻ đa nghi và cả ngày bạn chỉ biết nghi ngờ mà thôi. Chỉ cần một tiếng chuông điện thoại cũng đủ làm bạn lo đứng lo ngồi, trong đầu bạn lúc ấy ngập tràn suy nghĩ “liệu có phải vợ/chồng mình vẫn còn giữ liên lạc với nhân tình?”, mỗi lần người kia ra ngoài bạn lại cho rằng “có khi nào anh ấy/cô ấy đi gặp người thứ ba không?”.

Tất cả mọi chuyện đối phương làm đều được bạn quy chụp là phản bội dù cho người đó có giải thích biết bao nhiêu lần rằng họ đã hoàn toàn chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng kia. Lâu dần bạn ngày càng trở nên ích kỷ và hình thành sự ám ảnh với người bạn đời của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.