Dạy - học trực tuyến ở Bắc Macedonia: Đâu là giải pháp?

GD&TĐ - Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, trong cuộc chiến chống lại Covid-19, các trường học ở Bắc Macedonia đã đóng cửa và việc học đang diễn ra trực tuyến.

Trong thời điểm hiện tại, có lẽ gánh nặng lớn nhất đang đặt lên vai giáo viên. Ảnh: UNICEF
Trong thời điểm hiện tại, có lẽ gánh nặng lớn nhất đang đặt lên vai giáo viên. Ảnh: UNICEF

Số lượng nội dung, đánh giá trực tuyến hầu như không có hướng dẫn đầy đủ là vấn đề mà giáo viên, học sinh gặp phải trong môi trường học tập mới này. 

Bài toán chất lượng

Bộ Giáo dục & Khoa học Bắc Macedonia hợp tác với UNICEF và các đối tác khác đã tạo ra một nền tảng học tập trực tuyến mới có tên EDUINO, nơi học sinh mầm non và tiểu học có thể tiếp tục học thông qua các bài học video, tài nguyên và nhiều trò chơi.

Ngoài ra, một chương trình giáo dục được gọi là Lớp học TV đang được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia. Các trường tiểu học và trung học cũng đã bắt đầu tổ chức các lớp học trực tuyến thông qua các nền tảng kỹ thuật số khác nhau. Tất cả những điều này đều là những nỗ lực tốt, tuy nhiên, liệu tất cả học sinh đều có phương tiện để tham gia các lớp học trực tuyến và chúng ta có thể nói gì về chất lượng giáo dục thực tế trong môi trường này?

Học sinh thiệt thòi

Sự thật là, đối với nhiều học sinh, học trực tuyến chỉ là hình thức chứ không thể thay thế thực sự cho việc giảng dạy thông thường. Một số giáo viên chỉ chia sẻ tài liệu cho học sinh mà không dạy. Kiểm tra trực tuyến đôi khi dựa trên nguyên tắc “tự mình kiểm tra”. Học sinh không tiếp thu được kiến ​​thức thực tế, lâu dài. Và một số em không có cơ hội ra khỏi nhà trong giờ giới nghiêm vì phải ngồi trong các lớp học trực tuyến. Một số học sinh thậm chí không có thiết bị phù hợp để tham gia các lớp học.

Số lượng thiết bị có thể dùng để học trực tuyến trong các hộ gia đình thường bị hạn chế. Điều này có thể gây bất tiện cho các cuộc hẹn, lớp học và cuộc họp diễn ra đồng thời. Ngoài ra, một số giáo viên cho biết, trong quá trình kiểm tra trực tuyến, học sinh có thể mất kết nối Internet. Nếu điều này xảy ra, học sinh sẽ được chấm điểm dựa trên số lượng câu trả lời và được ghi lại trong hệ thống trước khi kết nối bị mất. Học sinh cũng phải đối mặt với các vấn đề về quản lý thời gian của mình do kết quả của việc giảng dạy trực tuyến.

Giáo viên cần có sự chuẩn bị nghiêm túc để sử dụng các công cụ và nền tảng trực tuyến. Ảnh: UNICEF
Giáo viên cần có sự chuẩn bị nghiêm túc để sử dụng các công cụ và nền tảng trực tuyến. Ảnh: UNICEF

Quan điểm của cha mẹ

Học trực tuyến là hình thức mới và khác biệt đối với học sinh, giáo viên và phụ huynh. Điều này đặc biệt khó đối với học sinh lớp dưới. Cha mẹ của những học viên nhỏ tuổi này thường phải dành phần lớn thời gian, giúp con cái điều hướng thông qua các nền tảng, làm bài tập cùng con và giải thích cho con chương trình học. Điều này phù hợp với những cha mẹ làm việc tại nhà, nhưng những đứa trẻ có cha mẹ đi làm thì sao? Những bậc cha mẹ này có thể giúp gì cho con cái của họ?

Với hình thức học trực tuyến này, họ cần tìm thêm thời gian, sự tập trung cao độ để hỗ trợ con học và thành thạo các môn học. Những phụ huynh không có kỹ năng CNTT phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn và cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, máy tính hoặc điện thoại thông minh để tham gia các lớp học.

Gánh nặng trên vai giáo viên

Trong thời điểm này, có lẽ gánh nặng lớn nhất đang đặt lên vai giáo viên. Họ đang ở trong tình huống không được chuẩn bị và không có sự hỗ trợ thích hợp. Các tiêu chí và hướng dẫn áp đặt bởi các thể chế không đủ để đối phó với tình hình một cách hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá hiện tại bao gồm các bài kiểm tra và kỳ thi không phù hợp với việc học kỹ thuật số. Không giáo viên nào có thể đánh giá chắc chắn liệu bài tập giao cho học sinh có được viết độc lập hay không.

Giáo viên cần có sự chuẩn bị nghiêm túc để sử dụng các công cụ và nền tảng trực tuyến. Không phải tất cả đều sẵn sàng cho tình hình mới, điều này càng mở ra nhiều vấn đề với nền giáo dục tổng thể. Tất cả đều ý thức rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh cần sử dụng công nghệ số thành thạo hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần được hỗ trợ và đào tạo thích hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Khi được hỏi về kinh nghiệm dạy học trực tuyến, một giáo viên cho biết: “Hầu hết học sinh đang tham gia lớp học và hoàn thành bài tập về nhà của mình nhưng giờ chúng tôi không thể biết liệu các em đã hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập hay đó là nỗ lực của cả nhóm. Là giáo viên, chúng tôi thấy mình không được chuẩn bị. Nó thực sự là một thách thức vì chúng tôi chưa từng được đào tạo về giảng dạy trực tuyến”.

Đối với nhiều học sinh, học trực tuyến chỉ là hình thức chứ không thể thay thế thực sự cho việc giảng dạy thông thường. Ảnh: UNICEF
Đối với nhiều học sinh, học trực tuyến chỉ là hình thức chứ không thể thay thế thực sự cho việc giảng dạy thông thường. Ảnh: UNICEF

Đâu là giải pháp?

Nhiều ý kiến từ phía chuyên gia giáo dục cho rằng, cần có các giải pháp hệ thống từ phía Bộ Giáo dục & Khoa học Bắc Macedonia. Bộ nên phát triển một nền tảng được thiết kế tốt với một chương trình giảng dạy cụ thể, cũng như một cách đánh giá công bằng và hiệu quả. Các gia đình dễ bị tổn thương cần được hỗ trợ để họ có phương tiện tiếp thu thiết bị và kỹ năng nhằm hỗ trợ con em mình học trực tuyến.

Học sinh và sinh viên nên được tham khảo ý kiến. Các quyết định trong tương lai cũng nên xem xét cảm nhận, quan điểm, điều kiện và nhu cầu của họ. Học sinh phải được tiếp cận với các tài liệu mà không cảm thấy bị phân biệt đối xử, không cảm thấy bất lực khi có thắc mắc, hoặc không được lắng nghe khi họ có yêu cầu.

Khi diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, cần phải có một cách tiếp cận có mục đích hơn về dạy học trực tuyến, những gì hoạt động tốt và những gì không hiệu quả. Các vấn đề và giải pháp mà học sinh, phụ huynh, giáo viên phải đối mặt cần được xem xét.

Theo UNICEF

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.