Dạy học online: Giáo viên yếu công nghệ biến “không” thành “có”

Dạy học online: Giáo viên yếu công nghệ biến “không” thành “có”

Cú hích để thay đổi

Cô Nguyễn Thị Nhiếp (Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội) thừa nhận thực tế mặt bằng trình độ công nghệ thông tin (CNTT) của GV nhà trường thấp trước khi chuyển sang dạy học online: “Năm 2016 mang Office 365 về trường thì “gẫy”, không thực hiện được, do trình độ CNTT của GV thấp, tư duy soạn giáo án và dạy học theo kiểu truyền thống đã ăn sâu”.

Mọi việc giậm chân tại chỗ cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát. Việc học bắt buộc chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến. Nhận thấy việc đẩy nhanh tốc độ ứng dụng CNTT, 100% GV chuyển sang dạy online là vấn đề lớn với trường vốn không mạnh về hình thức dạy học này.

Theo cô Nhiếp, “làm được hay không” là nhờ nền tảng văn hóa của nhà trường. Với phương châm đi từ dễ đến khó, trường chọn phần mềm dễ dùng hơn là Zoom, mua bản quyền phần mềm, để GV yên tâm sử dụng, thời lượng dạy học thoải mái hơn.

Không chỉ chia sẻ, thuyết phục GV, lãnh đạo nhà trường còn thể hiện sự trân trọng cố gắng của mỗi GV. Cô Hiệu trưởng cho biết: “Ban Giám hiệu dự giờ để học hỏi GV, chính tôi đang học các GV của mình. Dự giờ và học hỏi lẫn nhau, ở vị trí lãnh đạo nhà trường tôi mới biết GV đang nắm chắc khía cạnh nào, vấn đề gì còn “đuối”. Sau dự giờ phải tổng hợp vấn đề, chia sẻ, rút kinh nghiệm. Trong những tuần vừa qua, GV và Ban Giám hiệu làm việc với tốc độ khủng khiếp, để biến từ “không” thành “có”, thực hiện được việc dạy online chất lượng cho HS”.

Dạy học online: Giáo viên yếu công nghệ biến “không” thành “có” ảnh 1
Cô Nguyễn Thị Nhiếp. Ảnh: NTCC

Điều tâm đắc

Điều cô Nhiếp tâm đắc chính là quản lý việc dạy học online sao cho chất lượng, trong điều kiện nền tảng CNTT của GV xuất phát điểm thấp. Theo đó, GV không dạy tự phát mà theo định hướng chung của nhà trường. Sau mỗi tuần, trong tổ chuyên môn, cùng xem lại điểm mạnh, điểm yếu, GV nào kỹ năng dạy online còn lúng túng sẽ được cả tổ hỗ trợ.

“Khi GV chia sẻ, thấu hiểu cách dạy trong bộ môn nói với nhau sẽ “dễ nghe”, dễ tiếp nhận hơn việc chỉ tập huấn chung công nghệ và cách soạn giáo án điện tử, dạy học online cho tất cả các môn” - cô Nhiếp rút kinh nghiệm từ thực tế.

Làm việc không kể ngày đêm, không có ngày nghỉ, hầu như ngày nào ngoài giờ dạy, thầy cô dành nhiều giờ online trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm. Có những hôm họp chuyên môn trực tuyến quên cả ăn trưa, GV và Ban Giám hiệu cùng cố gắng vượt khó, tập trung mọi trí lực, thời gian để làm mới cách dạy học.

Cô Nhiếp khẳng định: “Chưa bao giờ tập huấn CNTT và phương pháp giảng dạy trực tuyến cho GV hiệu quả như lần này. GV “lên tầm” về chất lượng dạy học, còn HS trường tôi chắc chắn sẽ hoàn thành kịp chương trình học, được tiếp nhận đầy đủ kiến thức cần thiết, kể cả với HS lớp 12. Sẽ không có mối lo nào về dạy và học, kể cả với kịch bản xấu của dịch bệnh”. 

GV vừa học công nghệ vừa dạy online, Ban Giám hiệu cũng thấy được ai làm tốt, thực hiện được ở mức trung bình. Để khích lệ tất cả GV cùng cố gắng, nhà trường chọn ra thầy cô ứng dụng CNTT, triển khai dạy học online hiệu quả nhất để khen thưởng “nóng”. - Cô Nguyễn Thị Nhiếp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.