Dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học là nhu cầu tất yếu

GD&TĐ - Cử tri thành phố Hải Phòng đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình đào tạo cho cấp tiểu học theo hướng: Bố trí chỉ học kiến thức 1/2 ngày, còn 1/2 ngày dành thời gian cho các cháu tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi và các hoạt động khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Dạy học 2 buổi/ngày là một trong những nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học là nhu cầu tất yếu của xã hội và ngành Giáo dục.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 (Chương trình hiện hành) Bộ GD&ĐT chủ trương khuyến khích các địa phương có điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, hoặc trên 5 buổi/tuần với sự hỗ trợ của chính quyền, các lực lượng xã hội và gia đình học sinh.

Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học thông qua hệ thống văn bản: Công văn số 909/TH ngày 28/12/1994 hướng dẫn thực hiện kế hoạch cho trường, lớp dạy học hai buổi/ngày, Công văn số 10176/GDTH ngày 7/11/2000 hướng dẫn kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, Công văn số 7632/BGD&ĐT-GDTH ngày 29/8/2005 hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày ở các lớp 1, 2, 3… và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học hàng năm. Nội dung dạy học 2 buổi/ngày được chỉ đạo thực hiện theo định hướng sau:

Thực hiện nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006; bảo đảm yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

Học sinh được tổ chức học/tham gia các môn học/hoạt động giáo dục tự chọn, đặc biệt là môn Ngoại ngữ và Tin học. Phát triển năng khiếu theo nội dung tự chọn. Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá...

Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học mới (được triển khai bắt đầu từ năm học 2020 - 2021) quy định giáo dục tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Nội dung giáo dục của chương trình mới tập trung vào mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, bao gồm các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn, tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.