Dạy con tinh thần trách nhiệm

Một đứa trẻ có trách nhiệm sẽ có tính tự giác cao, luôn cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân, có mục tiêu học tập, phấn đấu rõ ràng. Ngược lại, những đứa trẻ thiếu tinh thần trách nhiệm dễ nảy sinh thái độ làm việc qua loa, đại khái.

Dạy con tinh thần trách nhiệm

Người thiếu tinh thần trách nhiệm thường đánh mất cơ hội thành công.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiểu rõ điều đó, người cha của Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan đã sớm dạy con tinh thần trách nhiệm. Năm cậu bé Ronald Wilson Reagan 11 tuổi, trong một lần chơi bóng cùng bạn, cậu đã làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Trong khi các bạn sợ hãi bỏ chạy, Ronald Wilson Reagan đã đứng lại xin lỗi chủ nhà. Mặc dù, chủ nhà nhận lời xin lỗi của cậu bé nhưng vẫn bắt cậu phải bồi thường. Chi phí bồi thường lúc đó là gần 13 USD. Cậu bé trở về nhà, kể lại câu chuyện cho cha nghe và hi vọng ông sẽ thay mình trả tiền bồi thường.

Cha của cậu bé nghe xong liền bảo:

- Con đã làm vỡ kính nên phải có trách nhiệm với việc này.

- Nhưng con không có nhiều tiền để trả.

- Vậy bố sẽ cho con vay, số tiền này con phải trả bố trong một năm. Nếu con đồng ý, bố sẽ đưa tiền cho con.

Không còn cách nào khác, cậu bé đành đồng ý. Sau đó, để có tiền trả cho cha, cậu bé đã đi làm thêm bằng các công việc phù hợp. Trong vòng nửa năm, cậu bé đã kiếm đủ số tiền trả cho cha. Khi trưởng thành, mỗi lần nhớ lại việc đó, Ronald Wilson Reagan đều nói: “Việc ấy đã được giải quyết nhờ sự nỗ lực của bản thân, từ đó tôi đã hiểu thế nào là tinh thần trách nhiệm”. Và Ronald Wilson Reagan đã trở thành Tổng thống nhiệm kỳ thứ 14 của nước Mỹ sau này.

Khi tôi đưa ra tình huống này cho các bậc cha mẹ Việt, rất nhiều người đã “miêu tả” lại cách giải quyết của mình: Rất tức giận, mắng mỏ con, thậm chí là phạt đòn thật đau để lần sau con không tái phạm rồi mang tiền của mình bồi thường cho nhà hàng xóm vì “con dại cái mang”. Theo tôi, cách giải quyết sai lầm này của họ sẽ khó nuôi dạy một đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm. Khi mắc lỗi trẻ sẽ nghĩ rằng luôn có người khác đứng ra giải quyết vấn đề thay mình.

Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...