Dạy con biết giá trị của đồng tiền

GD&TĐ - Cha mẹ nào cũng thương con, cũng muốn con mình bằng bạn bằng bè, cố gắng mang đến cho con những món đồ đắt tiền, cho con tiền tiêu hàng ngày ở trường mà mình không có cơ hội được sử dụng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc cho trẻ quá nhiều tiền sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ.

 Dạy con biết giá trị của đồng tiền

Băn khoăn vì trẻ biết tiêu tiền sớm

Tại nhiều trường học ở Hà Nội, căng tin là nơi ưa thích của học sinh sau những giờ học căng thẳng. Ở đây, có thể thấy không hiếm trường hợp học sinh tiểu học rút ra tờ 100.000, 200.000 đồng để mua đồ ăn, nước uống khao bạn bè. Điều này khiến không ít thầy cô giáo băn khoăn về chuyện tiêu tiền của học sinh ngày nay.

Trong một cuộc họp phụ huynh, cô Kim Xuyến, giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amsterdam đã trao đổi lo lắng này với phụ huynh. Ở lớp của cô chủ nhiệm, có bạn mang rất nhiều tiền đến lớp, xuống căng tin và khao bạn bè với số tiền cả triệu đồng. Khi cô hỏi thì học sinh nói rằng tiền là do bố mẹ cho tiêu hàng ngày. Cô nhận thấy phụ huynh rất thoải mái trong việc đưa tiền chi tiêu cho con, cho quá nhiều tiền tiêu vặt mỗi ngày, nhưng cô cũng lo lắng khi con sử dụng tiền một cách khá thoải mái.

Trao đổi về vấn đề này, chị Nguyễn Hoài An, phụ huynh học sinh lớp 6 Trường THPT Hà Nội - Amsterdam cho biết, con chị thường hay thắc mắc như: “Tại sao bạn Vinh được bố mẹ cho nhiều tiền tiêu vặt mà mẹ chỉ cho con 10.000 đồng/ngày trong khi nhà mình có nghèo lắm đâu?”. Tôi phải cố gắng giải thích với con rằng bố mẹ làm việc chăm chỉ nên mới kiếm được tiền và phải dành để mua những thứ mình cần trong cuộc sống như sẽ giúp bố mẹ mua được nhà để ở, mua thức ăn, quần áo đẹp cho con… Nhiều lần như vậy, con chị cũng hạn chế xin tiền mẹ nhiều hơn.

Dạy trẻ biết tiết kiệm từ bé

Chia sẻ về vấn đề này, ThS tâm lý Nguyễn Thị Hiền, Công ty CP Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học Cuộc sống - SHARE cho rằng, trong các bài học về kỹ năng sống, học để kiếm tiền, tiết kiệm và chi tiêu tiền như thế nào là một nội dung cần thiết bởi nếu sớm hình thành ý thức này từ lứa tuổi tiểu học, các em sẽ biết điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực khi các em lớn hơn.

Cho trẻ quá nhiều tiền, bạn có thể sẽ khiến con thất bại ngay từ đầu. Những đứa trẻ thường xuyên có tiền sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc với phong cách sống tốn kém và chúng có thể tiếp tục mong đợi những điều này khi lớn lên mà không học những hành động cần thiết để duy trì chất lượng cuộc sống đó.

Càng bị vật chất làm hư hỏng, trẻ càng trở nên tự mãn về bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng cũng có xu hướng thấy mình làm việc kém hiệu quả hơn những đứa trẻ khác.

Bằng cách cho trẻ một khoản trợ cấp nho nhỏ hàng tuần, cha mẹ có thể dạy con một bài học lớn về tầm quan trọng của tiết kiệm. Nếu con bạn muốn một món đồ mới, chúng sẽ phải tiết kiệm để có thể đủ tiền mua món đồ đó, có nghĩa là chúng sẽ phải hạn chế mua sắm các thứ khác. Điều này sẽ giúp trẻ không phát triển các thói quen chi tiêu hoang phí. Bạn có thể yêu cầu con phải hoàn thành công việc mới nhận được tiền. Cha mẹ nên nói chuyện với con về tiền nong ngay từ sớm, tùy độ tuổi mà có cách dạy bé cho phù hợp.

Cần dạy trẻ biết tôn trọng đồng tiền và biết cân nhắc chi tiêu từ khi còn bé. Đó là nền tảng vững vàng nhất để trẻ bước vào đời với kiến thức đúng đắn về sử dụng đồng tiền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...