Đầu tư giảng dạy tiếng Anh tại Đông Nam Á và châu Âu

GD&TĐ - Sáng nay (21/5), tại Seoul (Hàn Quốc), Tập đoàn Egroup và Startup Minischool đã tổ chức lễ ký kết hợp tác đầu tư. Theo đó, đại diện của Việt Nam chính thức đầu tư vào Startup Minischool và trở thành cổ đông lớn của Minischool. Cùng với đó, Egroup cũng sẽ là đối tác độc quyền của Minischool tại một số nước Đông Nam Á và châu Âu.

Lễ ký kết của 2 tập đoàn
Lễ ký kết của 2 tập đoàn

Minischool là một startup tiếng Anh ra đời năm 2016. Ngay từ khi ra đời, startup này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Kakao Venture, Altos (các Quỹ dầu tư nổi tiếng tại Hàn Quốc) do ý tưởng khác biệt và công nghệ vượt trội trong dạy và học tiếng Anh.

Đây là lần đầu tiên Tập đoàn Egroup đầu tư vào một công ty nước ngoài, đánh dấu bước tiến mới trong sự phát triển của tập đoàn này. Cũng theo ký kết, từ năm 2019 , 2 tập đoàn sẽ đưa chương trình tiếng Anh mới vào ứng dụng ở Việt Nam.

Chương trình đó có ưu điểm nổi bật là kết hợp được cả online và offline, với giáo viên bản xứ với hệ thống nhân vật mô phỏng theo tính cách con người. Từ đó, người học có thể học chủ động thông qua các trò chơi tương tác, tạo sự hấp dẫn thông qua các nhân vật hoạt hình mô phỏng, tăng sự tập trung, cá nhân hoá chương trình học dựa trên phân tích dữ liệu và sở thích của từng học viên.

Mô hình giảng dạy tiếng Anh được giới thiệu
 Mô hình giảng dạy tiếng Anh được giới thiệu

Phát biểu tại lễ ký kết, người sáng lập Minischool, ông Uk Neo Jung cho biết: "Trong truyền thống, giáo dục đơn chiều thì giáo viên đưa ra thông điệp, ít có tương tác. Các học viên thường thiếu tập trung nên hiệu quả không cao. Chúng tôi áp dụng công nghệ để giải quyết vấn đề ấy bằng cách mô phỏng các nhân vật hoạt hình mà các bé yêu thích. Các bé cùng chơi với nhân vật hoạt hình để nhận thông điệp. Các con có thể nghe, nói, hoạt động, và thể hiện cảm xúc. Riêng một số bé có năng lực tập trung thấp, chúng tôi trang bị cho các bé phương thức tương tác tự do”.

Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ - Chủ tịch Egroup giải thích thêm, Minischool là nền tảng giáo dục online không giới hạn cho bộ môn nào. Nó như một trường học ảo, có thể coi như “Uber” giáo dục.

Trên nền tảng này, các trường học, chuyên gia, giáo viên giỏi hoàn toàn có thể lên đây để kết nối, giảng dạy học sinh. Nó có thể tạo ra một mạng kết nối giáo dục toàn cầu.

Cũng tại lễ ký kết, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: “Chúng ta thực sự cần đổi mới về giáo dục. Hiện nay nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đang hoạt động rất hiệu quả, họ không màu mè mà là một startup đáng tin cậy để hợp tác”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ