Đầu tư gần 9.000 tỷ đồng để thúc đẩy sản xuất gạo carbon thấp chất lượng cao

GD&TĐ - Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng ĐBSCL với tổng mức đầu tư gần 9000 tỷ đồng, sẽ triển khai trong giai đoạn 2026 - 2031.

Sẽ hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật gần 9.000 tỷ đồng cho lúa carbon thấp tại ĐBSCL.
Sẽ hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật gần 9.000 tỷ đồng cho lúa carbon thấp tại ĐBSCL.

Thông tin được Bộ NN&PTNT đưa ra tại hội thảo tham vấn đối với Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng ĐBSCL trên cơ sở Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” diễn ra tại TP Cần Thơ, ngày 19/3.

Theo đó, Dự án sẽ triển khai tại 12 tỉnh, thành gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long. Thời gian thực hiện từ năm 2026 - 2031 (giai đoạn chuẩn bị dự án 2024 - 2025).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo.

Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 375 triệu USD (tương đương gần 9.000 tỷ đồng); trong đó, 360 triệu USD từ khoản vay của Ngân hàng Thế giới, 15 triệu USD là vốn đối ứng từ đóng góp của Chính phủ và địa phương.

Dự án hướng đến việc thúc đẩy sản xuất gạo carbon thấp chất lượng cao tại các tỉnh mục tiêu ở ĐBSCL.

Mục tiêu dự án sẽ được đo lường bằng các chỉ số như tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, thu nhập của nông dân, giảm khí nhà kính và thanh toán tín dụng carbon dựa trên kết quả. Dự án gồm 3 hợp phần gồm: Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, các bon thấp; phát triển và chuyển giao kỹ thuật và quản lý dự án.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị dự án nên tập trung vào 4 vấn đề trọng tâm, đó là hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistics và cơ giới hóa đồng bộ.

Theo ông Nam đây là dự án có thể chuyển đổi về căn bản phương thức sản xuất của ĐBSCL về lúa gạo nên được rất nhiều tổ chức quốc tế chú ý và nông dân rất đồng tình. Chính vì thế, Bộ NN&PTNT mong muốn các địa phương trong vùng chung sức phối hợp để dự án nói trên sớm được triển khai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.