Ứng dụng KHCN giải quyết vấn đề cấp bách của vùng ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các nhà khoa học đóng góp, đề xuất và thống nhất cao cần phải có kịch bản khoa học và dài hơi đối với vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Quang cảnh Tọa đàm Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Quang cảnh Tọa đàm Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp TP Cần thơ vừa tổ chức Tọa đàm “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL”.

Tại buổi tọa đàm ngày 20/1, các đại biểu đã được nghe Báo cáo kết quả của Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững Tây Nam bộ giai đoạn 2014 - 2020; báo cáo Khung Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL…

Đồng thời dành nhiều thời gian để các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp thảo luận, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm kiếm được các giải pháp tiên phong, đột phá từ đề xuất các nhiệm vụ của nhà khoa học, mô hình liên kết vùng, kinh nghiệm, thực tiễn, thúc đẩy hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề thực tiễn của ĐBSCL.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái, ĐBSCL luôn được sự quan tâm cao nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tổng thể về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Để cụ thể hóa các chính sách đó, Bộ KH&CN triển khai nhiều chương trình KH&CN cấp quốc gia phục vụ cho sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Giai đoạn 2021 - 2030, nhiều chương trình đã và sẽ được thực hiện, trong đó nổi bật là Chương trình KH&CN ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Đây là chương trình góp phần xây dựng và triển khai các giải pháp trên nền tảng KH&CN với tầm nhìn dài hạn, bền vững giúp ĐBSCL thích ứng với BĐKH.

Thứ trưởng Bộ KH&CN mong muốn thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học vào chương trình này, đặc biệt là các nhà khoa học hiện đang công tác trong vùng, chịu tác động trực tiếp cũng như am hiểu sâu về vùng đất này.

Tại Tọa đàm, các nhà khoa học đã có nhiều đóng góp đề xuất và thống nhất cao cần phải có kịch bản khoa học và dài hơi đối với vấn đề thích ứng BĐKH tại ĐBSCL. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp lớn: Truyền thông thay đổi, nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm giảm thiểu các hành động gây tổn thương đến môi trường; Thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết vùng để tận dụng tối đa tài nguyên chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nước hiến kế cho phát triển bền vững vùng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Park Hang Seo gây sốt trên mạng xã hội trong tháng 3.

HLV Park Hang Seo gây 'sốt' mạng xã hội

GD&TĐ - Dù đã chia tay tuyển Việt Nam từ lâu nhưng HLV Park Hang Seo vẫn luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của người hâm mộ bóng đá trên dải đất hình chữ S.