Đậu nành có thể ngăn ngừa tổn thương mạch máu do chất kích thích

GD&TĐ - Trong các thử nghiệm tại phòng lab, các nhà khoa học phát hiện ra một hợp chất có trong đậu nành đã ngăn chặn tổn thương đến niêm mạc mạch máu trong tim và hệ tuần hoàn trong một “cú sốc” nào đó, thứ này có thể góp phần cung cấp thêm phương pháp ngăn chặn tác dụng phụ đến tim mạch từ việc sử dụng cần sa giải trí và y tế, theo nghiên cứu sơ bộ được trình bày tại Hội nghị Khoa học Tim mạch Căn bản 2019 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Đậu nành có nhiều hỗ trợ với những người thường xuyên sử dụng chất kích thích
Đậu nành có nhiều hỗ trợ với những người thường xuyên sử dụng chất kích thích

Cần sa là loại thuốc bất hợp pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và ngày càng được hợp pháp hóa cho mục đích giải trí và dược phẩm. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu nói rằng, hút cần sa có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Nó cũng có thể có những tác dụng phụ lên tim mạch, bao gồm cả thay đổi về nhịp tim và huyết áp khi mọi người sử dụng loại thuốc được FDA phê chuẩn có chứa phiên bản tổng hợp của delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) - hợp chất chính trong cần sa mang lại cảm giác “phê”.

“Loại thuốc này được kê đơn để giảm cảm giác buồn nôn từ hóa trị liệu và tăng cảm giác ngon miệng ở một số người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch”, Tiến sĩ Tzu-Tan Wei (hay còn gọi là Thomas), tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư trợ lý ngành dược ở trường Cao đẳng Y khoa thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, Thành phố Đài Bắc cho biết. “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là điều tra các cơ chế gây hại của cần sa và phát minh ra các loại thuốc mới để ngăn chặn các tác dụng phụ đó”, ông nói thêm.

Tác dụng của THC xảy ra sau khi nó liên kết với một trong hai thụ thể cannabinoid (CB1 và CB2) được tìm thấy trên não và cơ thể và cũng được tác động bởi cannabinoids có trong tự nhiên.

Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào nội mô (giống như các tế bào niêm mạc mạch máu) có nguồn gốc từ tế bào gốc của 5 người khỏe mạnh. Cho các tế bào tiếp xúc với THC, họ thấy rằng: THC gây viêm và sự mất cân bằng oxy hóa, điều được biết ảnh hưởng đến lớp nội mô của các mạch máu và có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim. Các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm chặn lối vào thụ thể CB1 bằng THC đã loại bỏ ảnh hưởng của THC trên các tế bào nội mô.

Điều trị bằng JW-1, một hợp chất chống oxy hóa có trong đậu nành đã loại bỏ các ảnh hưởng của THC.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật phòng lab gọi là phép cơ ký để kiểm tra phản ứng của động mạch của chuột với THC và phát hiện ra rằng JW-1 đã chặn các tác động tiêu cực của THC lên lớp nội mô bên trong.

“Trước đây, từng có 1 loại thuốc chặn CB1 được phê duyệt ở châu Âu cho việc điều trị bệnh béo phì nhưng nó đã bị thu hồi vì tác dụng phụ nghiêm trọng lên tâm thần”, TS Wei giải thích. “Ngược lại, là một chất chống oxy hóa, JW-1 có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh. Khám phá một cách mới để bảo vệ các mạch máu mà không gây nên tác dụng phụ về mặt tâm lý sẽ rất quan trọng về phương diện lâm sàng cũng như là sự tăng trưởng nhanh chóng của việc hợp pháp hóa cần sa trên toàn thế giới”.

Các nhà nghiên cứu hiện đang mở rộng quy mô nghiên cứu của họ bằng cách thử nghiệm các tế bào của những người sử dụng cần sa thường xuyên và những người hút cả thuốc lá và cần sa. Ngoài ra, họ đang xem xét tác động của THC cùng với thành phần chính khác của cần sa là cannabidiol.

“Nếu bạn bị bệnh tim, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng cần sa hoặc một trong những loại thuốc có chứa THC tổng hợp”, TS Wei nói. “Cần sa có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với hệ thống tim mạch ở những người mắc bệnh tim từ trước”.

Theo Sciencedaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.