Dấu hỏi cho tương lai Liên minh châu Âu

GD&TĐ - Mối đe dọa chính đối với tương lai của Liên minh châu Âu là nguy cơ mất đoàn kết. Điều này đã được người đứng đầu Hội đồng châu Âu Donald Tusk thừa nhận trong cuộc họp báo tại thủ đô của Malta, bên lề hội nghị thượng đỉnh không chính thức EU. Sau hàng loạt những biến cố, số phận của EU đang hết sức mong manh.

Dấu hỏi cho tương lai Liên minh châu Âu

Hệ tư tưởng trúng “ngư lôi Brexit”

Sự ra đi của nước Anh đã để lại một khoảng trống khó lấp trong hệ tư tưởng thống nhất của EU. Trước hết, tại trung tâm của hệ tư tưởng này bị trúng “ngư lôi Brexit” đầu tiên, sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump là người công khai nói về sự sụp đổ của Eurozone. Và, tất nhiên, sự thống nhất của EU không phải là một trong những chính sách đối ngoại ưu tiên của nó. Hơn nữa, có một sự nghi ngờ không nhỏ rằng người Mỹ sẽ làm giảm mức độ tự chủ của châu Âu.

Gần đây, Tổng thống Nga V.Putin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhiều lần công khai đặt câu hỏi về tính độc lập của chính sách đối ngoại châu Âu. Ví dụ cụ thể về sự từ chối của các Bộ trưởng Ngoại giao (đặc biệt là Pháp) trước những thỏa thuận tại Moscow sau khi tới thăm Washington. Brussels đang phải giải bài toán hóc búa: Làm thế nào có thể đưa ra quyết định đảm bảo lợi ích của tất cả các thành viên EU? Có thể nói, đây là điều hầu như không thể. Theo chính sách của EU hiện nay, khối này không tập trung quá nhiều cho tính chuyên nghiệp trong các hoạt động ngoại giao mà tập trung giải quyết câu hỏi: Làm thế nào để cân bằng lợi ích của các thành viên trong khối.

Brexit và Trump thực sự khiến châu Âu bị sốc. Trong khi các lực lượng thù địch đang thức tỉnh với những lý tưởng của các hiệp định Maastricht. Đa số người dân châu Âu không muốn một “thế giới không biên giới”. Ý tưởng về bản sắc dân tộc, chủ nghĩa dân tộc đang vượt trội so với những ý tưởng về các giá trị chung của châu Âu.

Nhiều nguyên nhân gây chia rẽ

Châu Âu đã và đang trải qua cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất trong lịch sử của mình. Trước dòng người từ Trung Đông, Bắc Phi cuồn cuộn đổ về châu Âu, phản ứng của các nước không thống nhất. Trong khi Đức nới rộng vòng tay nhân ái thì đa số các nước còn lại áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát biên giới như xây tường, dựng hàng rào thép gai…

Trong mấy năm qua, các hội nghị từ cấp Bộ trưởng đến cấp nguyên thủ quốc gia của EU được tổ chức liên tục nhằm đưa ra giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề nhập cư nhưng vô vọng. Trong khi Đức mong muốn các nước khác trong EU chia sẻ với họ gánh nặng người nhập cư thì Romania, Hungary, CH Czech và Ba Lan là những nước phản đối gay gắt nhất kế hoạch phân bổ người nhập cư của EU. Theo ông Bremmer, Chủ tịch Công ty nghiên cứu rủi ro chính trị Eurasia thì châu Âu đang “mất đoàn kết” chưa từng có, thậm chí còn hơn cả trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.

Từng đoàn người di cư từ các nền văn hóa khác nhau đã mang đến cho EU một thứ văn hóa đa dạng nếu không muốn nói là tạp nham. Theo đó, xung đột trong văn hóa ứng xử diễn ra khắp nơi, tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo giới.

Môt câu hỏi được đặt ra: Liệu châu Âu có giữ được bản sắc văn hóa như: Nhân quyền, tự do cá nhân, các quy định của pháp luật, dân chủ và cạnh tranh chính trị…

Lịch sử đã chứng minh rằng một nền văn minh dựa trên nền tảng văn hóa bao giờ cũng mạnh mẽ hơn dựa trên ý thức hệ tư tưởng.

Liệu châu Âu có thể bảo tồn được nền văn minh châu Âu trước sự xói mòn của các định dạng tư tưởng châu Âu trong môi trường đa văn hóa? Thực tế hiện nay, các công dân EU ngày càng mâu thuẫn với các nguyên tắc quy định trong sự cùng tồn tại của nền văn hóa và các giá trị. Lý do là sự di cư không kiểm soát được của hàng triệu người, không tìm cách hội nhập vào nền văn minh châu Âu mà “nấu chảy” văn minh châu Âu.

Tất cả những điều đó khiến sự tồn tại của EU là khá mong manh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ