Che miệng
Theo nghiên cứu, khi con người chuẩn bị nói ra những lời sai sự thật, phần thật thà nhất của não bộ sẽ phát ra lệnh đưa tay lên che miệng, nhằm ngăn cản những lời này.
Tuy nhiên, phần não thật thà này sẽ khôn khéo hơn khi người đó lớn lớn lên, có thêm kinh nghiệm giao tiếp. Thay vì dùng cả bàn tay bụm miệng lại, chúng ta chỉ đưa vài ngón tay đặt hờ lên môi, hay khéo léo ngụy tạo động tác che miệng này bằng một cái ho giả.
Chạm mũi
Khi nói dối, chất catecholamines được giải phóng ra, khiến cho các tế bào vùng niêm mạc mũi từ từ phồng lên. Đồng thời, khi nói dối huyết áp cũng tăng lên một chút, làm lưu lượng máu lên mũi tăng theo, khiến các mao mạch vùng mũi đột ngột căng lên, mũi gia tăng nhẹ về kích thước và hơi ngứa.
Vì thế, người nói dối thường hay vuốt nhẹ, bóp nhẹ hay phẩy mũi một cái trước khi cất lời. Thường thùi cánh đàn ông hay có biểu hiện này nhất.
Mắt đảo "liên hồi"
Trong trường hợp nói dối, con người rất sợ giao tiếp bằng mắt. Do đó, nếu ai đó thường không nhìn thẳng vào mắt bạn khi đang nói chuyện, điều đó chỉ ra rằng, họ đang nói dối.
Với những người có "ngón nghề" trong việc nói dối, người đó sẽ nhìn vào mắt bạn để nhằm mục đích kiểm soát và điều khiển bạn tin theo.
Thêm nữa, nếu tinh ý, bạn có thể phát hiện đối phương khi nói dối thường nhắm mắt lâu hơn khi chớp mắt. Nháy mắt liên tục cũng là dấu hiệu quan trọng khác cần lưu ý. Đó là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng đang tăng lên. Con mắt của người đang nói quay về hướng nào khi đang trả lời cũng giúp bạn nhận ra kẻ nói dối.
Bàn tay
Đối phương đang có điều gì muốn che giấu thường vô thức không cho người khác nhìn thấy lòng bàn tay của mình. Nếu bạn nhận thấy họ cứ chắp hai tay sau lưng, nắm chặt tay lại, hay thọc vào túi quần, rất có khả năng người đó đang cố gắng cất giấu bí mật.
Hơi thở nhanh, gấp hơn bình thường
Nếu có ai đó đang nói dối bạn, hởi thở của họ bắt đầu thở nhanh, gấp hơn. Nguyên nhân là do khi nói dối, thần kinh của một người bình thường sẽ căng thẳng, khiến cho nồng độ adrenalin trong máu tăng cao.