Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo nhiễm Covid-19

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, mất khứu giác là chỉ số được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến loại virus Covid-19 và đây cũng là dấu hiệu để phát hiện người mắc hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một số triệu chứng thần kinh xuất hiện ở người bệnh Covid thể nhẹ

Theo các nghiên cứu trước đây, Covid-19 dường như ảnh hưởng đến chức năng não của người bệnh. Các triệu chứng thần kinh gặp ở người bệnh Covid-19 cụ thể là mất khứu giác, rối loạn vị giác, yếu cơ, tê tay chân, chóng mặt, lú lẫn, mê sảng, co giật và đột quỵ. Các nghiên cứu đều hướng tới những người bệnh Covid thể nặng.

Nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19, người bệnh nên làm gì?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi nghi ngờ nhiễm Covid-19 trước khi đến các cơ sở y tế thăm khám, cá nhân nên tự cách ly với người thân, người xung quanh.

Người đang cách ly cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đi ra ngoài cộng đồng, ít nhất 14 ngày, không tự động rời khỏi nơi cách ly. Hạn chế ra khỏi phòng riêng và tiếp xúc trực tiếp với người khác.

Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…

Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định. Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú. Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

Phải có phòng riêng tự cách ly, đảm bảo thông thoáng, thường xuyên vệ sinh. Hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng, nơi cách ly. Nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly cần cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.

Nếu phát hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực,... phải lập tức đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, cách ly, điều trị kịp thời để tránh lây lan virus ra cộng đồng; đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;

Theo một nghiên cứu đánh giá mới đây, các nhà khoa học nhận thấy, ảnh hưởng tới thần kinh và tâm thần còn tác động tới cả những người mắc Covid thể nhẹ- Kết quả tổng hợp từ 215 nghiên cứu về Covid-19 công bố trên Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm thần.

Theo Tiến sĩ Jonathan Rogers (UCL Psychiatry và South London và Maudsley NHS Foundation Trust, là tác giả của báo cáo) cho biết: "Chúng tôi đã tưởng rằng, các triệu chứng thần kinh và tâm thần sẽ chỉ phổ biến trong các trường hợp Covid-19 nghiêm trọng, nhưng thay vào đó chúng tôi nhận thấy một số triệu chứng dường như phổ biến hơn trong các trường hợp nhẹ. Có vẻ như Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và não là phổ biến, không có ngoại lệ. "

Một số triệu chứng thần kinh và tâm thần vẫn xuất hiện ở người bệnh Covid thể nhẹ như đau đầu, mệt mỏi, mất khứu giác...

Nhóm nghiên cứu đã xem xét một cách có hệ thống bằng chứng từ 215 nghiên cứu về Covid-19 từ 30 quốc gia, liên quan đến tổng số 105.638 người có các triệu chứng cấp tính của Covid-19, bao gồm dữ liệu cho đến tháng 7/2020.

Theo đó, các triệu chứng thần kinh và tâm thần phổ biến nhất là: Mất khứu giác ( 43% ), rối loạn  vị giác (37%),  suy nhược (40%), mệt mỏi (38%), đau cơ (25%), trầm cảm (23%), nhức đầu (21%) và lo âu (16%). Kể cả đột quỵ do thiếu máu cục bộ (1,9%), đột quỵ xuất huyết (0,4%) và co giật (0,06%).

Số liệu này đa số là thuộc về bệnh nhân bị Covid-19 nặng, vì hầu hết các nghiên cứu tập trung vào bệnh nhân nhập viện chỉ có số ít các nghiên cứu về những người bệnh rất nhẹ hoặc không có triệu chứng( không phải nhập viện).

Nhưng trong số những người có triệu chứng Covid-19 cấp tính không nhập viện, các triệu chứng thần kinh và tâm thần vẫn phổ biến: 55% cho biết mệt mỏi, 52% mất khứu giác, 47% đau cơ, 45% mất vị giác và 44% cho biết đau đầu.

Các triệu chứng thần kinh và tâm thần rất phổ biến ở những người bị Covid-19.  Điều đó cho thấy, các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng thần kinh nên được quan tâm , tăng cường hơn nữa nhằm hỗ trợ cho người bệnh Covid-19 dù là ở thể nặng hay nhẹ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết các nghiên cứu đều xem xét một nhóm nhỏ các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như mệt mỏi hoặc đau nhức cơ, trong khi thường bỏ qua các triệu chứng của bệnh tâm thần như trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), cũng như đột quỵ. và co giật, vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về đầy đủ các triệu chứng liên quan đến Covid-19.

Những dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS- CoV-2 được Bộ Y tế phân loại

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3638/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19. Hướng dẫn tạm thời này được xây dựng cập nhật qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 7/2021, Việt Nam đã có 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, châu Phi, Anh và Ấn Độ.

Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh), trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm "biến chủng gây quan ngại" có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Trong Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 Bộ Y tế ban hành ngày 31/7, các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS- CoV-2 gồm:

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

Phần lớn (khoảng 60%) người nhiễm virus này không có biểu hiện lâm sàng, trong khi đó, theo Quyết định số 3468/QĐ-BYT (ban hành tháng 8/2020), tỷ lệ này chỉ khoảng 40%.

Hà Nội đề nghị người dân liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có biểu hiện ho, sốt,...

CDC Hà Nội phát đi thông báo đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện nghi mắc Covid-19 cần liên hệ ngay với trạm y tế phường/xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus. Điều này cũng giúp tránh tình trạng khi bệnh chuyển biến nặng mới đi khám và xét nghiệm, lúc đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng cũng như gia tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Người dân liên hệ theo hotline: 0969 082 115; 0949 396 115 để được tư vấn.

Tại Quyết định này, một số định nghĩa liên quan đến Covid-19 đã được Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung so với quy định tại quyết định cũ.

Trong đó, ca bệnh nghi ngờ được hiểu là người có ít nhất hai trong số các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

Theo quy định cũ, ca bệnh nghi ngờ phải có ít nhất 1 trong các triệu chứng (sốt; ho; đau họng; khó thở; mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; hoặc viêm phổi) và phải có tiền sử đến/qua/ở/về từ quốc gia, ổ dịch đang hoạt động ở Việt Nam hoặc tiếp xúc với ca bệnh xác định hoặc bệnh nghi ngờ trong vòng 14 ngày.

Ca bệnh xác định (F0) là người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (quy định cũ gồm cả ca bệnh nghi ngờ có xét nghiệm dương tính).

Quyết định mới phân rõ trường hợp tiếp xúc gần F1 và F2 trong khi quy định cũ chỉ giải thích chung với đối tượng tiếp xúc gần.

Trong đó, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Bộ Y tế cũng quy định khái niệm ổ dịch là nơi lưu trú (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) của ca bệnh xác định trước khi khởi phát hoặc trước khi lấy mẫu xét nghiệm khẳng định. Điều này khác với quy định cũ là một nơi như thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị... ghi nhận từ 1 ca bệnh xác định trở lên…

Quyết định mới của Bộ Y tế cũng bổ sung biện pháp phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vaccine phòng Covid-19 theo đúng chỉ định và đúng hướng dẫn...

Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cộng đồng, cần:

Yêu cầu người nghi nhiễm đeo khẩu trang và cách ly bệnh nhân tạm thời tại nhà/nơi lưu trú ngay. Người nghi nhiễm và gia đình thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K. Tuyệt đối không được tiếp xúc với người sống trong gia đình và những người khác.

Cơ quan y tế địa phương tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time RT-PCR ngay:

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì loại trừ bệnh nhân mắc bệnh Covid-19.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý ngay ca bệnh là F0 theo thường quy.

Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế:

Phân luồng khám sàng lọc người nghi nhiễm theo quy định của hệ thống điều trị và cách ly tạm thời ngay người nghi nhiễm vào phòng riêng ở khu vực đệm riêng biệt với khu vực có F0 và các khu điều trị khác của cơ sở y tế.

Sau đó xử trí như phát hiện ca bệnh nghi mắc tại cộng đồng.

Những số điện thoại cần thiết trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội

Nhiều hệ thống, tổng đài, số điện thoại đường dây nóng luôn được túc trực 24/7 để sẵn sàng ghi nhận, hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16.

22 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid-19.

22 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid-19.

Người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn TP có thể gọi đến tổng đài 1022 - nhấn phím 3 hoặc số điện thoại 02838249000 để thông tin, phản ảnhy, góp ý cho lãnh đạo TP Hồ Chí Minh những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Hệ thống tổng đài sẽ hoạt động liên tục 24/7.

Đường dây nóng của Bộ Y tế

Trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, tất cả trường hợp có dấu hiệu bệnh tật phải điện ngay đến đường dây nóng của Bộ Y tế (19009095 hoặc 19003228) cung cấp tình hình sức khỏe, lịch sự dịch tễ. Sau đó, Sở Y tế tại các tỉnh/thành/sẽ gọi 115, yêu cầu xe cấp cứu đến tận nơi vận chuyển ca bệnh nghi ngờ đến các cơ sở y tế gần nhất, tránh trường hợp như bệnh nhân số 17.

"Sự tham gia của người dân là rất quan trọng, tự họ ý thức được, nhận biết được các dấu hiệu của bệnh và phải biết chăm sóc sức khoẻ cho mình, có trách nhiệm với chính mình, gia đình, và chính cộng đồng", ông Chung nói.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cập nhật các đường dây nóng liên tục tiếp nhận các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và nhận tư vấn cách phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.