Bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành sự điều trị phức tạp hơn…
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
Vậy để biết bạn có bị bệnh liên quan tới thận hay không, hãy lưu ý với những dấu hiệu cảnh báo dưới đây.
Hen suyễn
Thận có chức năng "nạp" khí: Do thận hư không thể "tích" khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.
Ngứa
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Đau chân/cạnh sườn
Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. bệnh nhân đan nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau.
Buồn nôn
Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời.
Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hóa, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Chóng mặt
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
Tiểu nhiều về đêm
Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là "tiểu nhiều về đêm".