Dấu hiệu bạn bị lạm dụng trong hôn nhân

GD&TĐ - Hầu hết phụ nữ khi bước vào hôn nhân không định nghĩa đầy đủ lạm dụng là gì và khi nào họ phải chịu đựng nó.

Anh ta chiếm hữu thời gian và sự chú ý của bạn đồng thời buộc tội bạn bỏ bê gia đình để có thời gian vui vẻ bên bạn bè hoặc gia đình. (Ảnh: ITN).
Anh ta chiếm hữu thời gian và sự chú ý của bạn đồng thời buộc tội bạn bỏ bê gia đình để có thời gian vui vẻ bên bạn bè hoặc gia đình. (Ảnh: ITN).

Họ tin rằng “đó chỉ là một phần của hôn nhân”, trong khi thực tế họ đang phải chịu những hành vi lạm dụng tình cảm.

Để giải quyết vấn đề, người trong cuộc nên biết điều gì đang xảy ra với mình. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể là nạn nhân của một cuộc hôn nhân lạm dụng.

Bị lăng mạ, coi thường, sỉ nhục trước mặt bạn bè hoặc gia đình

Việc hạ nhục hoặc tấn công bằng lời nói trước mặt bạn bè hoặc gia đình là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chồng bạn không tôn trọng bạn và sẵn sàng cho người khác biết điều đó.

Hành vi này đi đôi với nỗ lực cô lập bạn khỏi bạn bè và gia đình nhằm ngăn cản những người thân thiết nhất của bạn nhận ra những thay đổi ở bạn.

Chiếm hữu, ghen tuông, quấy rối với những cáo buộc vô căn cứ

Người chồng lạm dụng có thể sẽ chiếm hữu thời gian và sự chú ý của bạn đồng thời buộc tội bạn bỏ bê gia đình để có thời gian vui vẻ bên bạn bè.

Tính chiếm hữu đó sẽ chuyển sang nhiều hành vi khác, vì vậy bạn hãy chú ý đến những lời buộc tội không chung thủy. Lưu ý rằng khi ai đó lật ngược tình thế và buộc tội bạn về điều gì đó thì rất có thể chính họ đã phạm lỗi.

Người trung thực có xu hướng nghĩ người khác cũng trung thực, trong khi người có tội có xu hướng nghĩ mọi người xung quanh họ cũng có tội.

Kiểm soát nơi bạn đi và những người bạn gặp

Nếu chồng bạn dường như luôn tạo ra những lý do để bạn buộc phải từ bỏ khoảng thời gian ở bên bạn bè hoặc khiến bạn cảm thấy tội lỗi khi về nhà sau buổi gặp gỡ bạn bè, thì có lẽ bạn đang phải đối mặt với một người chồng thích kiểm soát và lạm dụng.

Kiểm soát cách bạn tiêu tiền hoặc cố tình vi phạm nghĩa vụ chung

Người chồng lạm dụng thường đổ lỗi cho vợ vì đã không cung cấp đủ tiền. (Ảnh: ITN).
Người chồng lạm dụng thường đổ lỗi cho vợ vì đã không cung cấp đủ tiền. (Ảnh: ITN).

Người chồng lạm dụng thường đổ lỗi cho vợ vì đã không cung cấp đủ tiền trong khi cùng lúc đó, chính anh ta không quan tâm đến việc kiếm tiền và ngày càng gây nhiều áp lực hơn cho vợ.

Đe dọa bỏ bạn và không cho bạn gặp con

Điều này khá phổ biến ở những gia đình thường xuyên xảy ra lạm dụng tình cảm. Biết rằng phụ nữ dính mắc nhiều với con cái, người chồng vũ phu thường rất thích dùng điều này làm vũ khí đối phó với vợ.

Đối xử với bạn như một đứa trẻ hoặc người giúp việc

“Em chẳng bao giờ làm bất cứ điều gì ra hồn”, “Em đúng là một kẻ lười biếng”, “Không có anh là kiểu gì em cũng làm hỏng...”

Đó có thể là những lời nhận xét mà bạn nghe thấy thường xuyên trong cuộc hôn nhân của mình và chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo một mối quan hệ lạm dụng.

Nếu người chồng nói với vợ “Em không thể làm gì đúng được” thì rõ ràng đó là bằng chứng của việc bạo hành. Ngoài ra, đối xử thiếu tôn trọng với vợ như vậy là dấu hiệu của sự lạm dụng.

Khiến bạn cảm thấy mình phát điên

Có một số chiến thuật thao túng mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như thuyết phục đối phương nghĩ rằng mình điên rồ và những vấn đề mà cuộc hôn nhân đang gặp phải đều là lỗi của họ.

Những người vợ nhạy cảm về mặt cảm xúc có thể bị tấn công theo cách này và không chịu nổi vì tin rằng mình là nguyên nhân gây ra các vấn đề trong cuộc hôn nhân hoặc làm việc chưa đủ tốt, hoặc có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Hãy quan sát những gì chồng bạn đang nói với bạn và nhận biết mục đích thực sự ẩn sau những lời nói ấy.

Khiến bạn cảm thấy tội lỗi

Điều này gần giống việc tấn công ai đó bằng cách nói rằng họ điên rồ, kém cỏi hoặc không có năng lực.

Trên thực tế, nếu chồng của bạn từng nói rằng bạn là nguyên nhân gây ra vấn đề của anh ta thì có nghĩa là anh ta đang bạo hành về mặt cảm xúc.

Theo ballmorselowe.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.