Dầu của Nga quay trở lại thị trường EU, lập tức chiếm vị trí thứ hai

GD&TĐ - Bất chấp các lệnh trừng phạt, dầu của Nga lại đang tràn ngập thị trường các quốc gia Liên minh châu Âu.

Dầu của Nga quay trở lại thị trường EU, lập tức chiếm vị trí thứ hai

Mối quan ngại sâu sắc của Mỹ về sự thành công gần đây từ việc xuất khẩu dầu của Nga sang các khu vực nằm ngoài tầm kiểm soát là có cơ sở. "Vàng đen" Nga không chỉ chiếm được thị trường châu Á mà còn quay trở lại châu Âu một cách đầy ngoạn mục.

Theo tạp chí chuyên ngành Oilprice, sản phẩm xăng dầu của Nga hiện đã chiếm vị trí thứ hai về số lượng cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU), chỉ đứng sau Mỹ.

Các nhà nhập khẩu dầu Nga lớn nhất là Pháp, Hà Lan và Ý, tiếp theo là Croatia, Latvia, Romania và Đức.

Đây hầu như là tất cả những quốc gia trực tiếp ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Moskva, nhưng điều này không ngăn cản họ “vận hành nền kinh tế ” và người dân sử dụng nhiên liệu từ Liên bang Nga.

Tất nhiên chúng ta đang nói về xăng dầu nhập khẩu, được chế biến từ dầu của Nga mà Ấn Độ và Bulgaria đã mua. Hai quốc gia này là những kẽ hở duy nhất cho việc đưa sản phẩm bị trừng phạt của Nga vào những thị trường trên thế giới, bao gồm cả châu Âu.

Đồng thời, rõ ràng đây không phải là vấn đề độc quyền của Ấn Độ hay Bulgaria mà ngược lại. Chìa khóa thành công rất đơn giản: dầu thô không đắt đối với các nhà nhập khẩu, nó mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người.

Các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga, những nhà máy lọc dầu tại Ấn Độ và Bulgaria, cũng như người tiêu dùng cuối cùng ở châu Âu đều hưởng lợi khi nhận được sản phẩm chất lượng cao với chi phí hợp lý.

Dầu của Nga đang quay trở lại châu Âu mặc dù dưới nhãn mác khác.

Dầu của Nga đang quay trở lại châu Âu mặc dù dưới nhãn mác khác.

Vòng khép kín này, khi sản phẩm bị cấm vận được cung cấp thông qua một nước thứ ba và chính những người đưa ra lệnh trừng phạt lại nhắm mắt làm ngơ, mang lại lợi nhuận cao đến mức Washington lo lắng, đó là bởi vì các nhà giao dịch Hoa Kỳ đang mất đi thị phần và lợi nhuận mà họ tưởng sẽ có được một cách lâu dài sau sự kiện diễn ra vào năm 2022.

Với thành công đáng kinh ngạc đó, trong vòng chưa đầy một năm sau khi lệnh cấm vận được áp dụng, Mỹ và EU (dưới áp lực) đã trở nên lo ngại về việc xem xét lại khái niệm về cách tiếp cận các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Tuy nhiên rất có thể mọi chuyện sẽ vẫn như cũ, bởi trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, Brussels và các nước EU sẽ không muốn đánh mất lợi ích cho nền kinh tế của mình khi sử dụng sản phẩm dầu mỏ của Nga chỉ để làm hài lòng giới vận động hành lang Mỹ.

Top 10 siêu tàu chở dầu lớn nhất hành tinh.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.