Cách đây vài tháng, câu chuyện một người phụ nữ mang bầu suốt... 46 năm không đẻ vì sợ, đến khi mổ lấy thai các bác sĩ ai nấy đều choáng váng vì thai nhi đã bị vôi hóa hoàn toàn khiến dư luận xôn xao.
Mới đây, trường hợp tương tự lại xảy ra với một người phụ nữ 60 tuổi ở Khartoum, Sudan. Được biết, bà thường bị đau bụng mà không rõ nguyên nhân. Sau khi đi siêu âm và chụp cắt lớp, kết quả trả về khiến bà và mọi người xung quanh đều bàng hoàng: Trong bụng bà là một thai nhi đã bị "hóa đá" trong suốt 15 năm.
Dựa vào độ tuổi của người phụ nữ và kích thước của em bé, các bác sĩ e ngại khả năng sống sót của bà sẽ rất thấp nếu làm phẫu thuật. Tuy nhiên khi kiểm tra thêm, họ phát hiện xung quanh em bé được bao quanh bởi một lớp dày và không có sự xơ hóa hoặc tình trạng như ung thư biểu mô tế bào.
Cuối cùng, người phụ nữ này đã được phẫu thuật để loại bỏ thai nhi ra khỏi cơ thể sau khi nó đã tồn tại suốt 15 năm trong người bà. Câu chuyện khiến ai nấy đều bất ngờ và tự hỏi tại sao điều này lại có thể xảy ra được?
Hiện tượng kì lạ này có tên khoa học là Lithopedion hay còn gọi "thai bị vôi hóa ngoài tử cung". Nguyên nhân là người mẹ mang thai ngoài tử cung, bị chết lưu và ở trong đấy quá lâu, dẫn đến bị vôi hóa và trở thành thai đá.
Đây là một tình trạng vô cùng hiếm gặp và mới chỉ có khoảng 300 trường hợp được phát hiện trên toàn thế giới.
Trước đó, một người phụ nữ 54 tuổi (sống ở Ấn Độ), đã quyết định phá thai cách đây 15 năm. Thời điểm đó các bác sĩ đều xác nhận thai nhi đã được phá bỏ. Tuy nhiên, thời gian sau bà luôn gặp tình trạng đau bụng và nôn.
Khi đi thăm khám, các bác sĩ phát hiện thai nhi mà bà đã "phá bỏ" 15 năm trước thực chất vẫn còn và đã bị hóa đá.
Người phụ nữ sau đó đã trải qua cuộc phẫu thuật 2 tiếng đồng hồ để loại bỏ thai nhi khỏi cơ thể. Theo các bác sĩ, thai nhi có hình dáng như viên đá và đã được 4 tháng tuổi.