Dấu ấn trong xếp hạng đại học thế giới

GD&TĐ - Câu chuyện xếp hạng quốc tế, trong một thời gian dài, được nhiều người nhắc tới như một ước mơ xa vời của giáo dục ĐH Việt Nam.

Giáo dục ĐH Việt Nam đã tiếp cận được trình độ thế giới. Ảnh minh họa/ Internet
Giáo dục ĐH Việt Nam đã tiếp cận được trình độ thế giới. Ảnh minh họa/ Internet

Những người quan tâm đến giáo dục hẳn còn nhớ dấu mốc năm 2016, Tổ chức xếp hạng các trường ĐH châu Á (QS University of Ranking Asia) công bố danh sách top 350 các trường ĐH khu vực châu Á.

Khi đó, Việt Nam có 5 trường trong bảng xếp hạng, gồm ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Điểm nhấn đặc biệt là lần đầu tiên, Việt Nam có 2 cơ sở giáo dục ĐH lọt vào top 150 ĐH tốt nhất châu Á. Đây được nhận định là thứ hạng tốt nhất của các trường ĐH Việt Nam mà QS công bố trong những năm qua.

Vui mừng, nhưng không ít ý kiến cho rằng, dù được ghi danh khu vực thì việc có tên trong bản đồ giáo dục ĐH thế giới với Việt Nam vẫn còn gian nan và phải mất nhiều thời gian nữa mới thành hiện thực.

Nhưng thực tế không lâu như nhiều người tưởng. Tháng 6/2018, 2 ĐHQG đã nổ “phát súng” đầu tiên khi trở thành hai cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên của Việt Nam lọt top 1.000 ĐH thế giới theo bảng xếp hạng QS.

Sau đó 1 năm 2 tháng, giáo dục ĐH Việt Nam đón nhận tin vui bất ngờ khác khi Trường ĐH Tôn Đức Thắng được bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universities (ARWU) ghi danh ở vị trí 901 - 1.000. Đây cũng là cơ sở giáo dục ĐH duy nhất của Việt Nam lọt vào bảng xếp này.

THE, QS, ARWU được đánh giá là 3 tổ chức xếp hạng ĐH hàng đầu thế giới. Việc Việt Nam có tên trong cả 3 bảng xếp hạng uy tín này, dù thứ hạng còn khiêm tốn, cũng cho thấy giáo dục ĐH Việt Nam đã tiếp cận được trình độ thế giới. Điều đó thể hiện nỗ lực của giáo dục ĐH Việt Nam trong một thời gian dài; chứng minh chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT Việt Nam những năm qua là đúng hướng, hiệu quả; cũng chứng tỏ sự đúng đắn của mô hình các ĐH đa ngành, ĐH định hướng nghiên cứu chúng ta đã phát triển những năm qua.

Và mới đây nhất, 3 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam gồm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐHQH Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh lần đầu tiên được ghi danh trong bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới THE WUR (Times Higher Education World University Ranking).

Kết quả này ghi dấu ấn giáo dục ĐH Việt Nam chính thức “cán mốc” một trong những mục tiêu đặt ra trong Đề án nâng cao chất lượng giáo dục ĐH giai đoạn 2019 - 2025 mới được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/1/2019, đó là: 4 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

Để có thêm nhiều cái tên hơn nữa trên bản đồ giáo dục ĐH thế giới, chúng ta cần thêm không chỉ rất nhiều nỗ lực, ý chí, quyết tâm mà phải có chiến lược, đầu tư và chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt. Nhưng hy vọng, những cánh chim đầu đàn đã tìm ra con đường hội nhập sẽ truyền cảm hứng, tạo động lực và sức mạnh lan tỏa; để những mục tiêu khác về xếp hạng trong Đề án nâng cao chất lượng giáo dục ĐH giai đoạn 2019 - 2025 sớm thành hiện thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.