Dấu ấn đổi mới quản lý giáo dục, quản trị nhà trường

GD&TĐ - Năm học 2023-2024, công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường đổi mới; đẩy mạnh tự chủ, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục.

Cô trò Trường tiểu học Thị trấn Hạ Hòa, Phú Thọ.
Cô trò Trường tiểu học Thị trấn Hạ Hòa, Phú Thọ.

Thúc đẩy đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường

Về nội dung này, trong năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo và tăng cường các hoạt động để thúc đẩy các cơ sở giáo dục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch biên soạn tài liệu, xây dựng học liệu điện tử, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị chuyển đổi số cho cán bộ quản lý trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông có học sinh bán trú đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT2018.

Bộ GD&ĐT cũng xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo tập huấn về quản trị trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo định hướng tự chủ và bối cảnh chuyển đổi số.

Địa phương, cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo

Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa phương đã chủ động thực hiện phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ.

Đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đã thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; đồng thời, chủ động tìm hiểu, áp dụng các mô hình, cách làm mới để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên đã có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước được hoàn thiện theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.

Một số địa phương đã triển khai hiệu quả công tác tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bắc Giang… Tư duy về quản lý nhà trường theo hướng quản trị đã được thực hiện từng bước có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sáng tạo trong dạy học.

Việc phân cấp, phân quyền cũng được đẩy mạnh, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho đổi mới quản trị nhà trường.

Đơn cử, TP Hồ Chí Minh đã phân cấp tuyển dụng cho 20 đơn vị (gồm 11 trường THCS, 3 trường trung cấp, 2 trường mầm non,4 trung tâm giáo dục đặc biệt).

Sở GD&ĐT Cần Thơ đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố ban hành các quyết định phê duyệt phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính giai đoạn 2022 - 2025 đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Sở GD&ĐT Lào Cai đã ban hành văn bản giao quyền tự chủ của nhà trường trong thực hiện chương trình giáo dục; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông,…

Hệ thống phần mềm quản trị nhà trường, quản lý hồ sơ điện tử của giáo viên và học sinh được triển khai, tích hợp dữ liệu của các cơ sở giáo dục với cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục, triển khai chữ ký điện tử tại các cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường.

Công tác phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được chú trọng.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức của một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị nhà trường, chưa chủ động chuyển hướng từ quản lý sang quản trị nhà trường; chưa phát huy được vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường. Nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đổi mới quản trị nhà trường còn hạn chế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.