Dầu ăn còn độc hại hơn mỡ lợn?

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, chiên/rán thực phẩm trong mỡ lợn sẽ tốt cho sức khỏe của con người hơn.

Dầu ăn còn độc hại hơn mỡ lợn?

Theo nghiên cứu mới, các loại dầu thực vật giải phóng ra nhiều hóa chất độc hại, có thể gây ung thư, bệnh tim và thậm chí cả chứng mất trí, hơn khi đun nóng.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quá trình đun nấu, các loại dầu thực vật giàu chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat), chẳng hạn như dầu hướng dương và dầu ngô, sẽ giải phóng ra lượng lớn các aldehyde - những chất có liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau. Và mặc dù dầu ôliu dường như là lựa chọn tốt hơn nhiều để tránh được vấn đề này, nhưng bơ, mỡ lợn và dầu dừa còn tốt vượt trội hơn chúng.

Các kết luận được rút ra từ hơn 20 năm nghiên cứu nói trên đã đi ngược lại lời khuyến nghị chính thức lâu nay rằng, chúng ta cần tránh dùng chất béo bão hòa (saturated fat) và thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa đa.

Dầu ăn còn độc hại hơn mỡ lợn?
Các chuyên gia khuyên không nên loại bỏ mỡ động vật khỏi bữa ăn hàng ngày

Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh) cho biết, việc chế biến món cá với dầu ngô hoặc dầu hướng dương chứa lượng aldehyde độc hại cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn hàng ngày theo tiêu chuẩn quốc tế. Giáo sư Grootveld, người đã dành nhiều công sức để nghiên cứu về các phản ứng hóa học do việc đun nóng dầu thực vật gây ra, hiện kêu gọi ngành công nghiệp thực phẩm và chính phủ các nước lưu tâm đến các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của những sản phẩm dầu ăn này.

Hiện nay, không ít các gia đình ở thành thị chủ yếu dùng dầu ăn từ thực vật thay vì dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, theo bác sĩ (BS) Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, việc không ăn mỡ động vật sẽ rất nguy hại.

“Không ăn mỡ động vật nguy hại vì không cân đối về mặt dinh dưỡng. Vì dầu thực vật không cấu tạo nên vỏ thần kinh được.

Bao myeline cấu tạo nên các tế bào thần kinh, các vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu cái đó sẽ khiếm khuyết về mặt thần kinh, đặc biệt là mắt” – BS Sầm trao đổi với Trí Thức trẻ.

Có lẽ đó là lý do lý giải vì sao những người sinh ra ở miền núi, không hề được tiếp xúc với dầu thực vật, chỉ ăn mỡ lợn, bò, trâu, dê nhưng không ai bị cận thị. Thậm chí, có nhiều cụ già đã ngoài 90 tuổi vẫn xâu kim không kính.

Theo lời khuyên của BS thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với trẻ em đang tuổi lớn và người ở tuổi trung niên nên ăn thịt, cá có thêm một chút mỡ. Nếu chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ thì cơ thể sẽ bị suy yếu. Tốt nhất trong thực đơn, cần phải kết hợp sử dụng cả dầu ăn và mỡ, đặc biệt là đối với trẻ em.

Trao đổi với Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm - Đại học Bách Khoa (Hà Nội) cho biết, dầu ăn thường được sản xuất từ tinh dầu của các loại thực vật như lạc, mè, đỗ, ô liu hay các loại mỡ động vật như lợn, gà, bò... Các loại dầu này được đăng ký và kiểm soát bởi các cơ quan quản lý thực phẩm y tế. Tuy nhiên, một số nơi đang bán các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng . Đặc biệt, nếu dùng dầu thực vật chiên rán ở nhiệt độ cao trên 1800C sẽ sinh ra những chất gây hại như: Andehit, chất oxy hóa… những chất có liên quan đến ung thư, tim mạch và mất trí nhớ. Vì thế, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn dầu thực vật.

Cách phân biệt dầu ăn sạch - bẩn

Hiện nay trên thị trường, xuất hiện hàng trăm lít dầu ăn bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến nhập khẩu từ nước ngoài. Đó là chưa kể đến số lượng dầu ăn kém chất lượng, dầu ăn giả được pha bằng các chất hóa học do các cơ sở trong nước làm giả.

Tất cả số dầu ăn này, được bán tràn lan trên thị trường. Điều này khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt dầu ăn thật giả.

Thị trường xuất hiện hàng trăm lít dầu ăn bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu khiến người tiêu dùng hoang mang

Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn phân biệt được chất lượng dầu ăn qua màu sắc, mùi vị, trạng thái và độ trong của dầu ăn:

Màu sắc

- Dầu ăn thật: Dầu có màu vàng sẫm, dầu chất lượng trung bình, màu nhạt hơn. Nhìn chung, dầu ăn chất lượng có màu tươi sáng hơn.

Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng có thoáng chút màu xanh lục, nếu là dầu hạt lạc thì sẽ thấy thoáng có chút sắc cam hoặc vàng cam.

- Dầu ăn giả: Màu sậm, không sáng mà hơi xỉn màu. Thường là các màu vàng nâu, vàng sậm, hơi đen.

Độ trong của dầu

- Dầu ăn thật: Có độ trong suốt, không thấy lợn cợn hoặc dấu hiệu lắng cặn, đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy trơn tru, dễ dàng hơn.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ