Đào tạo Tiếng Anh trong bối cảnh giáo dục 4.0

GD&TĐ - Đó là chủ đề chính của Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 phối hợp với Đại học Thái Nguyên đồng tổ chức trong hai ngày 7 – 08/12.

Đào tạo Tiếng Anh trong bối cảnh giáo dục 4.0
Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III
Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III 

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, chuyên gia Anh ngữ của 9 quốc gia trên thế giới; đại diện các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, giáo viên và các nhà nghiên cứu về dạy và học tiếng Anh trong cả nước; 

Về phía Đại học Thái Nguyên có PGS.TS Trần Viết Khanh – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên.

Hội thảo Viettesol nhằm xây dựng một diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó bồi dưỡng và phát triển cộng đồng giảng dạy Tiếng Anh, đề cao tinh thần học tập suốt đời trong toàn thể giảng viên và giáo viên cũng như thúc đẩy việc thực hành, nghiên cứu trong giảng dạy Tiếng Anh trong và ngoài Việt Nam.

Hội thảo lần này hướng tới các mục tiêu cụ thể như: trao đổi và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy Tiếng Anh; gắn kết và mở rộng mạng lưới các giảng viên, giáo viên Tiếng Anh, các nhà giáo dục và nghiên cứu ngôn ngữ Tiếng Anh tại Việt Nam, trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng là diễn đàn để cập nhật các xu hướng phát triển mới, các cải cách hiệu quả trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy Tiếng Anh nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để áp dụng cho thực tế tại Việt Nam; thúc đẩy việc áp dụng các kết quả trong nghiên cứu khoa học vào thực hành giảng dạy Tiếng Anh; khuyến khích người tham dự là các giáo viên Tiếng Anh bậc phổ thông, đặc biệt là các giáo viên tại khu vực khó khăn; nuôi dưỡng và thúc đẩy văn hóa cởi mở, tôn trọng, đa dạng, công bình, hòa nhập và phát triển bền vững.

Hội thảo sẽ thảo luận theo 7 chủ đề lớn: Đội ngũ giáo viên và các chính sách ngôn ngữ; Các chiến lược cho người học; Dạy ngôn ngữ và kỹ năng; Phương pháp giảng dạy tiếng Anh; Kiểm tra, đánh giá; Xây dựng chương trình và khung chương trình; Ngôn ngữ ứng dụng và văn hóa, đã thu hút được gần 200 báo cáo, tham luận của 168 báo cáo viên.

Ngay trong ngày đầu tiên, Hội thảo đã thành công khi đưa ra được các giải pháp, kinh nghiệm xây dựng một diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm bồi dưỡng và phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh, đề cao tinh thần học tập suốt đời trong xã hội.

Hội thảo cũng chỉ ra những phương pháp thúc đẩy hoạt động thực hành và công tác nghiên cứu trong giảng dạy Tiếng Anh trong và ngoài Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ