Đào móng nhà, lão nông đổi đời nhờ con lợn 3.000 tuổi

Chủ nhà ở tỉnh Hồ Nam nói không nên lời khi tận mắt chứng kiện dưới đống đất vụn là một bảo vật hàng nghìn tuổi.

Truyền thông tỉnh Hồ Nam xôn xao về câu chuyện một gia đình nông dân đã đổi đời sau khi đào được một con lợn bằng đồng trong quá trình xây nhà.

Chủ nhân ngôi nhà nhớ lại: "Tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng kim loại, sau khi rửa sạch, hóa ra đây là một món đồ bằng đồng có hình dáng của một con lợn rừng. Không suy nghĩ nhiều, tôi đã báo cáo lại sự việc này với cán bộ của hợp tác xã".

Chính vì động thái đáng kính này của gia đình ông lão nông dân mà con lợn bằng đồng này đã được đưa ra ánh sáng sau 3000 năm phủ bụi lịch sử.

Đào móng nhà, lão nông đổi đời nhờ con lợn 3.000 tuổi ảnh 1
Hình dáng của con lợn đồng 3000 tuổi. 

Sau đó, bộ phận di tích văn hóa quận đã trực tiếp yêu cầu gia đình ông lão ngừng việc xây nhà mới, và cử một tổ xuống tiếp tục đào sâu khu đất quanh móng nhà để tìm thêm những ngôi mộ có giá trị.

Tuy nhiên, kết quả đã làm các chuyên gia thất vọng, không có di tích văn hóa có giá trị nào khác dưới nền nhà.

Con lợn này đến từ đâu và tại sao lại quý giá đến vậy?

Các nhà khảo cổ vào cuộc, họ sững sờ khi nhìn thấy con lợn này chính là một bảo vật vô cùng hiếm tại triều Thương và là con lợn đồng duy nhất trong cả nước.

Con lợn này còn có tên gọi "Thương đại thỉ hình đồng tôn".

Phải hiểu rằng, tôn đồng có hình dáng con lợn!

Chiếc tôn có thiết kế nắp đậy, trên nắp đậy còn có chuôi hình con chim. Chiếc tôn có trọng lượng khoảng 30 kg, hình dáng con lợn với đôi mắt nhìn thẳng trực diện, răng nanh lộ ra, hai tai dựng đứng, bốn chân vững chãi, đuôi rủ xuống, thể hiện rõ hình dáng của một con lợn rừng đực tinh nhanh.

"Tôn" là một vật của người cổ đại, chỉ những đồ chứa rượu có hình dạng to lớn, bên trong có thể chứa 13 lít rượu.

Đây không phải là món đồ mà người bình thường có thể có được. Chủ nhân của nó chắc chắn phải thuộc tầng lớp quý tộc triều đại đó.

Mặc dù không có ngôi mộ nhà Thương nào dưới móng nhà của lão Chu, nhưng "Thương đại thỉ hình đồng tôn" này đã khiến các chuyên gia phấn khích. Bởi vì, đây không phải là một bình rượu thông thường. Qua nghiên cứu, các chuyên gia xác định rằng lợn đồng này là một vật được sử dụng trong nghi lễ hiến tế thời cổ đại, và thành phần của nó khá phức tạp, gồm thiếc, chì và các tạp chất khác.

Hơn nữa, nó vẫn dày như mới sau hơn 3.000 năm, để mọi người có thể chứng kiến sự khôn ngoan và kỹ thuật cao minh của tổ tiên, đó là điều quan trọng nhất.

Chưa nói đến giá trị vật chất, chắc chắc con lợn này đã đem lại một cuộc sống tốt cho ông lão tốt bụng, bởi lòng tham sẽ chẳng bao giờ được Thần linh đáp đền!

Theo Người đưa tin
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.