Bài thuyết trình của đối tác đến từ EU đã làm rõ tính thực tiễn của việc cần nâng cao hiệu quả có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên. Sự cần thiết của quá trình theo dõi sinh viên tốt nghiệp thông qua định nghĩa phạm vi và bảng câu hỏi.
Đã chỉ ra sự cần thiết của: Mục đích chính của khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp; cách thực hiện các loại khảo sát khác nhau: định tính hay định lượng.... Đồng thời gợi ý về các biện pháp kỹ thuật cần thiết, trong đó cần liên hệ với tất cả sinh viên tốt nghiệp để các nghiên cứu thống kê có tỉnh chính xác, thuyết phục hơn.
Đại diện một số trường đại học tham gia cũng đưa ra các bản trình bày “Khảo sát theo dõi sinh viên tốt nghiệp” ở một số trường đại học Việt Nam. Thông qua các đánh giá đã thiết kế bảng câu hỏi: các chỉ số, phương thức câu hỏi và câu trả lời; làm sạch và tính đại diện của dữ liệu; phân tích thống kê và biểu diễn kết quả bằng đồ thị.
Thảo luận liên quan đến khảo sát theo dõi sinh viên tốt nghiệp, các ý kiến đã đưa ra nền tảng được sử dụng để khảo sát, biểu mẫu… và cho rằng các trường đại học nên áp dụng cùng một nền tảng để cho phép dữ liệu có thể so sánh được. Đồng thời cũng đưa ra những phân tích theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT qua khảo sát vào 2 năm sau khi tốt nghiệp.