Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên cục bộ và việc làm sinh viên sư phạm

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Quảng Bình đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bộ GD&ĐT cân đối chỉ tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu thực tế tuyển dụng. Đây là ngành được Nhà nước hỗ trợ học phí nhưng ra trường sau 2 năm vẫn không được tuyển dụng, gây khó khăn cho sinh viên sư phạm. 

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong nhiều năm qua, các ngành đào tạo giáo viên do Nhà nước cấp bù kinh phí (sinh viên sư phạm không phải đóng học phí) và thực hiện Luật Công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp tuyển dụng vào các vị trí việc làm thông qua kì thi tuyển dụng, Nhà nước không phân công công tác như năm trước đây. Trước thực trạng đội ngũ giáo viên thừa, thiếu cục bộ, từ năm 2018 trở về trước, Bộ GD&ĐT triển khai việc giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên hàng năm. Từ năm 2018, việc xác định chỉ tiêu giao các trường tổ chức đào tạo, theo ngành, trình độ trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nhằm từng bước điều chỉnh số lượng giáo viên theo vùng miền, các ngành đào tạo. 

Ngày 10/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Theo đó, các địa phương chủ động kế hoạch đào tạo giáo viên cũng như bố trí, tuyển dụng giáo viên sau đào tạo.     

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm, căn cứ thực trạng thừa, thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng; đồng thời thực hiện công khai nhu cầu đào tạo giáo viên, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục.

Các Nghị định này đã có hiệu lực thi hành và bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022, cùng với chính sách điều tiết chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ GD&ĐT từ nhiều năm qua, đặc biệt từ 2018 đến nay, sẽ giải quyết bài toán thừa, thiếu giáo viên cục bộ và việc làm của sinh viên các ngành sư phạm.   

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các địa phương, cơ sở đào tạo giáo viên trong việc tổ chức thực hiện Nghị định nêu trên bảo đảm hiệu quả, phù hợp với nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên trong giai đoạn mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...